Sinh viên đổ xô đi học ngành 'hot' nhưng ra trường mới ngã ngửa vì ít việc làm

Trong nhiều năm qua, không ít ngành nghề như báo chí, luật sư, công nghệ sinh học từng được đánh giá cao về triển vọng nghề nghiệp. Những hình ảnh về mức lương hấp dẫn, cơ hội thăng tiến rộng mở được truyền thông liên tục nhắc đến đã

Ngành nghề như báo chí, luật sư, công nghệ sinh học từng được đánh giá cao về triển vọng nghề nghiệp. Ảnh minh hoạ

Tuy nhiên, thực tế lại không mấy lạc quan khi nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp đối với các ngành này ngày càng giảm, trong khi số lượng sinh viên tốt nghiệp lại không ngừng tăng. Điều này dẫn đến tình trạng cung vượt cầu, khiến thị trường lao động trở nên cạnh tranh khốc liệt.

Sinh viên đổ xô đi học ngành 'hot' nhưng ra trường mới ngã ngửa vì ít việc làm

Nhu cầu người tìm việc - việc tìm người trên cổng thông tin việc làm TPHCM tháng 1/2025 (Đồ họa: Tùng Nguyên).

>> Sau tuổi 35: Bác sĩ 'hái quả ngọt', IT gặp 'dốc chênh vênh'

Theo số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM, trong tháng 1 năm 2024, thành phố ghi nhận 8.652 vị trí tuyển dụng thông qua Cổng thông tin việc làm. Đáng chú ý, một số ngành gần như không có nhu cầu tuyển dụng. Chẳng hạn, ngành giáo dục chính trị, triết học không có doanh nghiệp nào đăng ký tuyển nhân sự, ngành nông, lâm và thủy sản chỉ có nhu cầu tuyển dụng 3 lao động, ngành sư phạm - giáo dục cần 4 vị trí việc làm, ngành văn hóa - xã hội tuyển 5 người.

Sinh viên đổ xô đi học ngành 'hot' nhưng ra trường mới ngã ngửa vì ít việc làm

Nhu cầu tuyển dụng lao động theo ngành nghề tại TPHCM trong năm 2024 (Đồ họa: Tùng Nguyên).

Ngay cả những ngành từng được xem là hấp dẫn cũng không khá hơn là bao. Ngành luật chỉ tuyển 19 lao động, ngành báo chí - truyền thông có 12 vị trí, còn ngành công nghệ sinh học - hóa chất cần 26 nhân sự. Kết quả khảo sát của Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM (Falmi) cũng cho thấy bức tranh tương tự. Trong năm 2024, có 64.126 lượt doanh nghiệp tham gia khảo sát với tổng nhu cầu tuyển dụng 318.731 vị trí. Trong đó, ngành công nghệ sinh học chỉ có 32 vị trí tuyển dụng, chiếm vỏn vẹn 0,01% tổng nhu cầu. Ngành luật có nhu cầu cao hơn nhưng cũng chỉ cần 319 lao động, tương đương 0,1%. Ngành báo chí - biên tập viên thậm chí còn thấp hơn, với 255 vị trí, chiếm 0,08% tổng nhu cầu tuyển dụng.

Trái ngược với các ngành có nhu cầu tuyển dụng thấp, lĩnh vực kinh doanh - thương mại vẫn đứng đầu thị trường lao động với 72.383 vị trí việc làm, chiếm 22,71% tổng nhu cầu nhân lực. Dịch vụ bưu chính - viễn thông, một ngành ít được chú ý trong những năm gần đây, lại có quy mô tuyển dụng lớn với 19.984 lao động, tương đương 6,27%. Ngành công nghệ thông tin dù đối mặt với nhiều khó khăn trong hai năm qua vẫn cần đến 16.192 nhân sự, chiếm 5,08%. Ngành bất động sản, dù giao dịch mua bán không sôi động, vẫn thuộc nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao với 14.088 vị trí, chiếm 4,42% tổng nhu cầu nhân lực. Cơ khí - tự động hóa tiếp tục là một trong những ngành trọng điểm, với nhu cầu tuyển dụng 11.570 lao động, chiếm 3,63%.

>>1,2 triệu Euro viện trợ cho Hà Nội để cải thiện điều này