Nông dân Sóc Trăng ‘trong cái khó ló cái khôn’, biến cây dại ven đường thành đặc sản: Thu nhập 100 triệu/tháng

Cái khó ló cái khôn

Cà na là loại cây mọc hoang, sau này được người dân trồng ở các ven rạch. Trái già sau khi thu hoạch sẽ được chế biến thành những món ăn vặt có vị chua ngọt lạ miệng như cà na ngâm muối ớt, cà na ngào đường.

Những món ăn này tuy bình dị nhưng lại gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, bởi vị chua chua, ngọt ngọt, hơi cay, pha chút chát rất hấp dẫn. Do trồng ít, không tập trung nên sản lượng cũng không cao. Người dân chỉ chế biến để ăn trong gia đình, bảo quản không lâu, nếu có bán thì số lượng cũng rất ít.

Tuy nhiên, với anh Ngô Tuấn Thanh, ngụ tại phường 7, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, câu chuyện lại hoàn toàn khác. Sau thời gian thử nghiệm và nghiên cứu, anh đã thành công, thu về khoảng 100 triệu đồng chỉ trong 1 tháng nhờ loại cây từng bị xem là "cỏ dại" này.

Anh Thanh cho biết, bản thân không có chuyên môn về nông nghiệp nhưng lại đam mê cây ăn trái và mong muốn biến một món ăn vặt rẻ tiền của đồng bằng sông Cửu Long thành đặc sản chất lượng cao, được nhiều người biết đến.

Anh Thanh bắt đầu muối cà na chua ngọt đều bán từ vườn của gia đình, khi cây cho trái rộ vào năm 2020. Tuy nhiên, khi dịch COVID-19 bùng phát, việc tiêu thụ cà na của anh gặp không ít khó khăn. Ngoài vườn, cà na rụng rất nhiều, không tiêu thụ kịp, gây lãng phí.

Quyết không bỏ cuộc và “trong cái khó ló cái khôn”, anh Thanh đã nghiên cứu thị trường và mạnh dạn đầu tư hàng trăm triệu đồng vào máy móc để bảo quản cà na lâu hơn mà vẫn giữ nguyên chất lượng.

Nông dân Sóc Trăng ‘trong cái khó ló cái khôn’, biến cây dại ven đường thành đặc sản: Thu nhập 100 triệu/tháng
Trái cà na tách hạt của anh Ngô Tuấn Thanh ở phường 7, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Ảnh: Báo Dân Việt

Ban đầu, do giá bán cao nên sản phẩm tiêu thụ không như mong đợi. Để khắc phục khó khăn và cạnh tranh về giá, anh Thanh tận dụng mạng xã hội để quảng bá sản phẩm và mở thêm cửa hàng giới thiệu ở Cần Thơ.

>> Người dùng VinFast VF3 tại Philippines nói thẳng quãng đường thực tế so với mức 210 km/sạc hãng công bố

Lúc đầu, mỗi tháng anh chỉ bán được vài hộp, nhưng nhờ kiên trì, số lượng đã tăng lên 50–100 hộp/tháng. Điều này giúp anh có thêm động lực để tiếp tục cải tiến sản phẩm và mở rộng thị trường.

Khi sản phẩm cà na muối ngày càng được ưa chuộng, anh Thanh tiếp tục nghiên cứu để mang đến trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Sau 2 năm thử nghiệm, anh đã thành công trong việc tạo ra sản phẩm cà na tách hạt.

“Cà na tách hạt phải làm bằng máy. Để chế tạo được máy này, tôi đã cải tiến qua nhiều phiên bản, thất bại không ít lần, phải nhờ đến kỹ sư mới hoàn thiện,” anh Thanh chia sẻ.

Ban đầu, dụng cụ tách hạt khá thô sơ, tốn nhiều nhân công và thời gian. Hiện tại, máy tách hạt đã khắc phục hoàn toàn những nhược điểm trên, cho ra sản phẩm có mẫu mã đẹp và chất lượng đồng đều, giúp anh Thanh sở hữu sản phẩm độc quyền trên thị trường.

Quy trình chế biến khép kín, đảm bảo chất lượng

Nói về quy trình chế biến cà na muối, anh Thanh cho biết, trái cà na tươi sau khi thu hoạch sẽ được đưa vào máy tách hạt, rửa sạch, ướp đường, muối và trữ đông. Mọi công đoạn đều được thực hiện liên tục, đảm bảo sản phẩm vẫn giữ được màu xanh đẹp mắt và hương vị đặc trưng.

Sản phẩm có thể bảo quản trong ngăn mát hơn 1 tháng và lên đến 12 tháng nếu trữ đông. Khi có đơn hàng, anh Thanh mới tiến hành đóng gói và giao ngay trong ngày.

Nông dân Sóc Trăng ‘trong cái khó ló cái khôn’, biến cây dại ven đường thành đặc sản: Thu nhập 100 triệu/tháng
Anh Ngô Tuấn Thanh bên vườn cà na của gia đình. Ảnh: Báo Dân Việt

Dù cây cà na được trồng hoàn toàn ngoài tự nhiên, quá trình chế biến vẫn trải qua khâu kiểm định, loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng.

Hiện tại, thương hiệu Cà na tách hạt của anh Thanh tiêu thụ hơn 2 tấn mỗi tháng, với giá bán từ 80.000–90.000 đồng/hộp 500g, mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng/tháng.

Không dừng lại ở đó, anh Thanh đang mở rộng thị trường ra các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Ngoài cà na, anh còn nghiên cứu sản xuất đồ mỹ nghệ từ hạt cà na và phát triển thêm các sản phẩm như chùm ruột tách hạt, cà na sấy,...

>> Ngành học có mức học phí chỉ 11 triệu đồng, ra trường đi làm có thể kiếm 100 triệu/tháng