Theo thống kê sơ bộ từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPSA), trong tháng 3/2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1.469 tấn hoa hồi, đạt kim ngạch 5,1 triệu USD. So với tháng 2, sản lượng xuất khẩu tăng 102,9%, cho thấy nhu cầu hoa hồi trên thị trường quốc tế đang tăng cao.
Trong đó, Ấn Độ tiếp tục là thị trường xuất khẩu chủ lực, tiêu thụ 1.111 tấn, tăng 4,6% so với tháng trước.
Tính chung trong quý I/2025, Việt Nam xuất khẩu được 3.495 tấn hoa hồi với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 12,2 triệu USD, tăng mạnh 57,3% về lượng và tăng 2,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Prosi Thăng Long tiếp tục là doanh nghiệp dẫn đầu về sản lượng, xuất khẩu 872 tấn.
![]() |
Hồi là cây gia vị quý hiếm - Ảnh minh họa |
>> Loại gia vị đắt thứ 3 thế giới có ở Việt Nam: Xuất khẩu tăng vọt, Mỹ, Hà Lan liên tục 'săn lùng'
Hoa hồi được xem là một trong những loại gia vị có giá trị kinh tế cao, được ví như “cánh hoa nghìn tỷ” nhờ hương thơm đặc trưng và ứng dụng đa dạng từ ẩm thực đến y học.
Nước ta được thiên nhiên ưu ái ban cho nhiều loại cây gia vị như hồ tiêu, ớt, quế, hồi,… với kim ngạch xuất khẩu thu về hàng tỷ USD mỗi năm. Trong đó, hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu.
Sở dĩ cây hoa hồi được coi như "báu vật" vì đây là loài cây bản địa mà rất ít quốc gia trên thế giới có thể trồng được.
Tại Việt Nam, cây hoa hồi tập trung chủ yếu tại các tỉnh miền núi phía Bắc, đặc biệt là Lạng Sơn – nơi được mệnh danh là “thủ phủ hoa hồi” với các vùng trồng lớn ở Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn, Tràng Định, Chi Lăng, Văn Lãng và Cao Lộc.
![]() |
Hoa hồi được sử dụng làm gia vị cho nhiều món ăn khác nhau - Ảnh minh họa |
Theo Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, hồi là cây gỗ nhỡ, cao 2–6m, xanh tốt quanh năm, mỗi năm chỉ ra hoa 2 vụ nên sản lượng không nhiều.
Thông thường, sau 4–5 năm trồng, cây bắt đầu cho hoa và có thể thu hoạch liên tục trong vài chục năm. Từ năm thứ 20 trở đi, năng suất ổn định có thể đạt 40–50 kg/cây – con số rất cao so với mặt bằng các loại cây gia vị.
Cây hồi không đòi hỏi nhiều công chăm sóc. Người dân chỉ cần gieo hạt hoặc trồng cây con, sau đó để cây tự sinh trưởng trong điều kiện khí hậu phù hợp.
Hoa hồi thường có 6–8 cánh, xếp hình ngôi sao, đường kính 2,5–3cm, mỗi cánh chứa một hạt nhỏ bóng mượt. Sau thu hoạch, phần lớn hoa hồi được phơi khô để làm gia vị hoặc chế biến tinh dầu.
Hoa hồi không chỉ là gia vị không thể thiếu trong ẩm thực châu Á mà còn được các đầu bếp châu Âu ưa chuộng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy hợp chất trong hoa hồi có tác dụng hỗ trợ tăng cường sức khỏe.
>> Thứ rau vừa nhớt vừa trơn bán đầy chợ Việt được ví như 'nhân sâm xanh': Lợi đủ đường cho sức khỏe, lại 'cực mềm ví tiền'