Việt Nam sở hữu nhiều loại rau rừng dân dã nhưng giàu giá trị dinh dưỡng và dược tính. Một trong số đó là rau dớn – loại cây thuộc họ dương xỉ, thường mọc dại ở vùng núi rừng Tây Bắc như Lai Châu, Điện Biên, Sơn La… Điều đặc biệt là rau dớn không thể trồng đại trà mà chỉ sinh trưởng tốt trong môi trường ẩm ướt tự nhiên, gần suối hoặc khe rừng, khiến nó trở nên khá hiếm.
![]() |
Rau dớn chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư. (Ảnh minh hoạ) |
>>Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản mê mẩn mặt hàng 'ngon, bổ, rẻ' của Việt Nam: Thu về hơn 140 triệu USD kể từ đầu năm
Có thời điểm, thương lái Trung Quốc từng đổ xô đến các bản làng Tây Bắc để thu mua rau dớn với giá cao, có lúc lên tới 200.000 đồng/kg. Nhiều người gọi đây là loại rau “trường sinh bất lão” vì tin rằng nó có khả năng cải thiện sức khỏe, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị nhiều loại bệnh. Điều này khiến rau dớn trở nên khan hiếm, dù mọc tự nhiên khá nhiều nhưng việc thu hái cũng không hề dễ dàng do địa hình hiểm trở.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong 340g rau dớn nấu chín chứa khoảng 46 calo, 6g protein, 8g carbohydrate và 3g chất xơ. Đáng chú ý, loại rau này còn cung cấp tới 34% nhu cầu vitamin C mỗi ngày, 11% kali và 10% chất xơ, đây là những dưỡng chất quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng, cải thiện tiêu hóa và hỗ trợ ổn định huyết áp.
Không chỉ giàu dinh dưỡng, rau dớn còn chứa nhiều chất chống oxy hóa có lợi trong việc ngăn ngừa các bệnh mãn tính như tim mạch, tiểu đường và ung thư. Điều này lý giải vì sao trong ẩm thực lẫn y học cổ truyền, rau dớn luôn được đánh giá cao.
Trong y học cổ truyền, rau dớn được xem là vị thuốc có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng và lợi tiểu. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng để hỗ trợ điều trị các chứng cảm sốt, ho ra máu, tiêu chảy, đau bụng hoặc viêm nhiễm đường ruột. Một số vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn dùng rau dớn giã nát đắp lên vết thương hoặc sưng viêm ngoài da để giảm đau và chống nhiễm trùng.
![]() |
Loài rau này có thể chế biến thành rất nhiều cách khác nhau. (Ảnh minh hoạ) |
Rau dớn có thể chế biến thành nhiều món ăn dân dã như xào tỏi, nấu canh, trộn gỏi hoặc luộc chấm mắm lạc. Tuy nhiên, phổ biến và dễ làm nhất là món rau dớn xào tỏi. Người dân thường chần sơ rau với nước sôi có chút muối để giảm chất chát, sau đó phi thơm tỏi, cho rau vào xào nhanh tay, nêm nếm vừa miệng. Khi tắt bếp, có thể thêm vài giọt nước cốt chanh để tăng hương vị và giữ màu xanh mướt.
>>Loài cỏ được Mỹ đánh giá là 'thảo dược trường sinh' tốt hơn trà xanh, bổ ngang nhân sâm, Việt Nam trồng cực nhiều