Theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP, các quy định về phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo tiếp tục được áp dụng trong năm 2025. Cụ thể:
![]() |
Chính sách phụ cấp thâm niên cho giáo viên năm 2025 vẫn được duy trì, tính trên mức lương cơ sở hiện hành. Ảnh: Quang Định |
1. Điều kiện và mức hưởng
Giáo viên tham gia giảng dạy, giáo dục và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (tương đương 60 tháng) sẽ được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Kể từ năm công tác thứ sáu trở đi, mỗi năm đủ 12 tháng sẽ được cộng thêm 1% phụ cấp thâm niên.
>>Chính thức: Nhà nước không cấm dạy thêm, học thêm, giáo viên nhận đặc quyền cao nhất về lương và phụ cấp
2. Cách tính phụ cấp thâm niên
Khoản phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng và đồng thời là căn cứ để tính đóng, hưởng các loại bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp.
Công thức xác định tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:
Mức phụ cấp thâm niên hàng tháng =
(Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo + Phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có))
× Mức lương cơ sở × Tỷ lệ (%) phụ cấp thâm niên.
3. Cập nhật mức lương cơ sở năm 2025
Hiện mức lương cơ sở được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP là 2.340.000 đồng/tháng. Theo Nghị quyết 159/2024/QH15, mức lương này dự kiến chưa điều chỉnh tăng trong năm 2025. Vì vậy, các tính toán phụ cấp thâm niên của nhà giáo trong năm tới vẫn sẽ dựa trên mức lương cơ sở này.
>>Thu hút thêm nhân tài, giáo viên có thêm 2 khoản phụ cấp mới, sẽ áp dụng ngay sau cải cách tiền lương