Xe hết xăng nhờ xe khác đẩy hộ - nếu gây tai nạn có thể bị phạt lên đến bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2025 đã quy định nhiều mức phạt đối với xe máy.
Xe hết xăng nhờ xe khác đẩy hộ - nếu gây tai nạn có thể bị phạt lên đến bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/1/2025 đã quy định về mức phạt đối với lỗi đẩy xe và kéo xe.

Cụ thể, căn cứ theo điểm e, khoản 3, điều 7, Nghị định 168, người đang điều khiển xe hoặc chở người ngồi trên xe có hành động bám, kéo hoặc đẩy xe khác sẽ bị phạt tiền từ 600 - 800 nghìn đồng. Nếu hành động này dẫn đến tai nạn, mức phạt tăng lên từ 10 - 14 triệu đồng và bị trừ 10 điểm giấy phép lái xe (Điểm b khoản 10; điểm d khoản 13 Điều 7).

Không riêng người điều khiển xe máy, theo điểm đ, khoản 2, điều 12 của Nghị định 168, người được chở khi thực hiện hành vi đẩy xe khác cũng bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 250.000 đồng.

Cũng theo điểm a, khoản 5, điều 12, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người được chở trên xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện bám, kéo, đẩy xe khác.

Không chỉ với xe máy, hành vi kéo, đẩy xe khác cũng được quy định đối với xe đạp và xe đạp máy. Theo điểm c, khoản 2, điều 9, Nghị định 168 quy định, người điều khiển xe đạp, xe đạp máy có hành động bám, kéo và đẩy xe khác sẽ bị phạt tiền từ 150 - 250 nghìn đồng. Ngoài ra, người được chở có hành động đẩy xe khác sẽ bị phạt từ 200 - 250 nghìn đồng.

Trên thực tế, khi xe máy bị hỏng, hết xăng giữa đường, việc nhờ người khác đẩy hộ khá phổ biến. Tuy nhiên, hành động này có thể mang lại nhiều nguy hiểm, mất an toàn giao thông. Nếu gặp phải tình huống này, việc nên làm là liên hệ với các dịch vụ cứu hộ, sửa xe để nhờ sự trợ giúp.

Cách tra cứu lỗi vi phạm giao thông, phạt nguội bằng ứng dụng VNeTraffic

Thông tư này có nhiều quy định về việc công dân sử dụng ứng dụng VNeTraffic do Bộ Công an quản lý để tra cứu thông tin vi phạm, giấy tờ phương tiện và tuân thủ các quy định giao thông, đồng thời hỗ trợ lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm hiệu quả hơn.

Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 73, cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ thông báo vi phạm qua phương thức điện tử trên ứng dụng VNeTraffic khi đáp ứng được các yêu cầu hạ tầng và kỹ thuật.

Mọi thông tin liên quan đến phương tiện vi phạm (loại phương tiện, biển số, màu biển số, thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm, đơn vị phát hiện vi phạm, đơn vị giải quyết vụ việc, số điện thoại liên hệ… sẽ được cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục CSGT và ứng dụng này, giúp tổ chức, cá nhân dễ dàng tra cứu và giải quyết.

Ngoài ra, VNeTraffic còn thông báo tước quyền sử dụng giấy phép trên môi trường điện tử để người vi phạm, chủ phương tiện (đối với giấy tờ của chủ phương tiện) biết, chấp hành theo quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, phục vụ các lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm (theo quy định tại Điều 23 Thông tư 73).

Đồng thời, là công cụ hỗ trợ cá nhân, tổ chức cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến giao thông đường bộ.