Việt Nam sở hữu kho báu khổng lồ nào mà ngay khi công bố khai thác đã khiến Mỹ và Trung Quốc tranh giành hợp tác?

Việt Nam sở hữu trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai thế giới, một nguồn tài nguyên đang thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các cường quốc. Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, trữ lượng đất hiếm của Việt Nam ước tính đạt 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc với 44 triệu tấn. Trước tiềm năng này, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt kế hoạch khai thác thông qua quyết định số 866/QĐ-TTg vào tháng 7/2023, đặt mục tiêu khai thác khoảng 2 triệu tấn quặng đất hiếm nguyên khai mỗi năm. Các mỏ trọng điểm được ưu tiên bao gồm Yên Phú (Yên Bái) và Đông Pao (Lai Châu).

Ngay sau khi Việt Nam công bố kế hoạch khai thác, nhiều quốc gia đã thể hiện sự quan tâm mạnh mẽ, trong đó nổi bật là Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mỹ đã chủ động thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực khai thác đất hiếm thông qua nhiều cuộc tiếp xúc quan trọng. Vào tháng 9/2023, trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ khi đó là ông Joe Biden, hai nước đã ký biên bản ghi nhớ về hỗ trợ xác định trữ lượng đất hiếm tại Việt Nam. Đến tháng 10/2023, bà Emily Blanchard, Nhà kinh tế trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ, đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, đồng thời khẳng định Mỹ sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật trong công tác đấu thầu khai khoáng, bao gồm khai thác đất hiếm.

Việt Nam sở hữu kho báu khổng lồ nào mà ngay khi công bố khai thác đã khiến Mỹ và Trung Quốc tranh giành hợp tác?
Bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP.HCM. Ảnh minh hoạ

Tại Diễn đàn Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ vào tháng 11/2023, bà Susan Burns, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TP.HCM, cho biết Mỹ sẽ hợp tác cùng Việt Nam để đa dạng hóa chuỗi cung ứng và thu hút đầu tư vào khai thác đất hiếm. Đến tháng 7/2024, hai tập đoàn đến từ Mỹ và Hàn Quốc là Zoetic Global và Trident Global Holdings đã ký kết hợp tác chiến lược với Tập đoàn Hưng Hải của Việt Nam nhằm khai thác và phát triển các mỏ đất hiếm.

Không chỉ Mỹ, Nhật Bản cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này. Tại cuộc gặp vào tháng 11/2023, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản khẳng định Nhật Bản sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong công tác khảo sát, khai thác, chế biến đất hiếm cũng như phát triển các ngành công nghiệp liên quan.

>> 'Con tốt' đầu tiên trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Trong khi đó, Trung Quốc cũng hai lần bày tỏ mong muốn hợp tác khai thác đất hiếm tại Việt Nam. Vào tháng 11/2023, tại cuộc gặp giữa Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc (CREG), phía Trung Quốc đã đề xuất đầu tư vào lĩnh vực này. Đến tháng 4/2024, CREG - tập đoàn đang kiểm soát 37,6% hoạt động khai thác đất hiếm của Trung Quốc tiếp tục bày tỏ mong muốn hợp tác khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam.

Hàn Quốc cũng không đứng ngoài cuộc đua. Trong chuyến thăm Hàn Quốc vào tháng 7/2024, Thủ tướng Việt Nam đã có buổi gặp gỡ với sáu tập đoàn hàng đầu nước này. Trong đó, Tập đoàn Posco, một trong năm doanh nghiệp lớn nhất Hàn Quốc với doanh thu năm 2023 đạt 59 tỷ USD, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc tham gia khai thác và chế biến đất hiếm tại Việt Nam.

Việt Nam sở hữu kho báu khổng lồ nào mà ngay khi công bố khai thác đã khiến Mỹ và Trung Quốc tranh giành hợp tác?
Việt Nam đã nghiên cứu công nghệ khai thác đất hiếm từ lâu, nhưng phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở quy mô thí nghiệm và chưa có công nghệ nào được triển khai thực tế. Ảnh minh hoạ

Dù Việt Nam đã nghiên cứu công nghệ khai thác đất hiếm từ lâu, nhưng phần lớn vẫn chỉ dừng lại ở quy mô thí nghiệm và chưa có công nghệ nào được triển khai thực tế. Trong khi đó, Trung Quốc và Mỹ đang dẫn đầu thế giới về công nghệ khai thác và chế biến loại khoáng sản quan trọng này.

Trung Quốc hiện sở hữu công nghệ khai thác và chế biến đất hiếm tiên tiến nhất thế giới, đặc biệt là việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào quy trình sản xuất. Công nghệ này giúp nâng cao năng suất, kiểm soát chất lượng và tối ưu hóa chuỗi sản xuất. Tuy nhiên, ngành công nghiệp đất hiếm của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với ba thách thức lớn. Việc đo lường giá trị thực tế của AI trong ngành này vẫn còn nhiều tranh cãi, hệ thống quản lý dữ liệu chưa thực sự hiệu quả, và nguồn nhân lực có chuyên môn cao về AI cũng như đặc thù ngành khai khoáng vẫn còn thiếu hụt.

Trong khi đó, Mỹ đang phát triển công nghệ khai thác đất hiếm theo hướng bền vững và hiệu quả cao. Các hệ thống khoan tự động và drone thăm dò được triển khai để tăng năng suất và đảm bảo an toàn trong khai thác mỏ. Đồng thời, việc áp dụng các giải pháp quản lý năng lượng và hiệu suất dựa trên công nghệ số giúp tối ưu hóa quy trình vận hành và giảm lãng phí tài nguyên.

Một trong những hướng đi nổi bật của Mỹ là cải tiến công nghệ đo lường đất hiếm nhằm nâng cao độ chính xác và tính ứng dụng thực tế. Việc tích hợp AI và cảm biến kỹ thuật số giúp phân tích dữ liệu địa chất và xác định các mỏ đất hiếm tiềm năng với độ chính xác cao. Không chỉ hỗ trợ trong việc định vị khu vực khai thác, công nghệ này còn góp phần tối ưu hóa quy trình sản xuất và giảm tác động đến môi trường.

>>Michelin Guide ‘mách nước’ những quán trứ danh nhất định phải thử một lần trong đời tại thủ phủ bún, mì, miến Hà Nội