Rau mầm gai, còn gọi là chồi gai, nụ rồng gai hay nụ gai, là phần chồi non của cây gai, một loại cây thường mọc hoang ở các sườn núi cao, nơi khí hậu khắc nghiệt. Tại Việt Nam, cây gai phân bố rải rác ở vùng núi phía Bắc, trong đó có tỉnh Yên Bái cũ. Mùa thu hái rau thường kéo dài từ mùa xuân đến đầu hè.
Theo tờ The Paper (Trung Quốc), rau mầm gai được mệnh danh là “cao lương mỹ vị số 1 thế giới” nhờ hương vị ngọt thanh, mềm mại và đậm đà mùi vị núi rừng. Người dân Trung Quốc gọi đây là “vua của các loại rau dại”. Trong thời kỳ khó khăn, nó từng là thực phẩm cứu đói. Không chỉ Trung Quốc, loại rau này cũng rất được ưa chuộng tại Hàn Quốc và Nhật Bản, đặc biệt trong mùa thu hái.
![]() |
Rau mầm gai. |
>>Ở chợ Việt bán đầy một loại rau chỉ vài nghìn đồng nhưng bổ dưỡng chẳng kém 'nhân sâm' ít ai để ý
Sự quý giá của rau mầm gai đến từ cả giá trị dinh dưỡng lẫn dược liệu. Mỗi 100g rau tươi chứa: 5,4g protein; 4g carbohydrate; 1,6g chất xơ; 20mg canxi; 150mg phốt pho; 590mg kali; 1.100mcg sắt, 530 IU vitamin A; cùng nhiều vitamin nhóm B và C, cùng các vi chất như kẽm, mangan, đồng, germanium…
Hàm lượng một số khoáng chất như canxi, sắt, titan hay germanium trong rau mầm gai thậm chí được cho là cao hơn cả nhân sâm. Ngoài ra, rau còn chứa saponin triterpenoid – hoạt chất có tác dụng bảo vệ tim mạch, chống viêm, ngăn khối u – cùng các hợp chất có lợi như caroten, tinh dầu, alkaloid.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, rau mầm gai có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh can, tâm, phế. Loại rau này giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, cầm máu, làm mát huyết. Nhiều nghiên cứu hiện đại cũng cho thấy rau có khả năng hỗ trợ điều hòa huyết áp, giảm mỡ máu, kháng khuẩn, cải thiện giấc ngủ, ổn định cảm xúc. Ngoài ra, rau mầm gai còn được ứng dụng trong điều trị các chứng như suy nhược thần kinh, viêm loét dạ dày, viêm gan, đau bụng kinh, tiểu đường, phù nề…
Đáng chú ý, một số nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ tim mạch của rau mầm gai có thể vượt trội cả nhân sâm. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên sử dụng loại rau này.
>>Loại hạt đắt đỏ bậc nhất thế giới, không ngờ mọc đầy ở Việt Nam