Trình tự cấp Giấy phép lần đầu của quỹ tín dụng nhân dân

(Chinhphu.vn) - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đang dự thảo Thông tư quy định về cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép của quỹ tín dụng nhân dân.
Trình tự cấp Giấy phép lần đầu của quỹ tín dụng nhân dân- Ảnh 1.

NHNN chi nhánh quy định cụ thể nội dung hoạt động, địa bàn hoạt động, thời hạn hoạt động của quỹ tín dụng nhân dân trong Giấy phép

Theo Thông tư quy định, Giám đốc NHNN chi nhánh có thẩm quyền quyết định cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân có trụ sở chính dự kiến đặt trên địa bàn.

NHNN chi nhánh quy định cụ thể nội dung hoạt động, địa bàn hoạt động, thời hạn hoạt động trong Giấy phép.

Quỹ tín dụng nhân dân được cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép phải nộp lệ phí cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép tại NHNN chi nhánh trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép.

Mức lệ phí cấp Giấy phép lần đầu, cấp đổi Giấy phép theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trình tự cấp Giấy phép lần đầu

Dự thảo Thông tư nêu rõ, NHNN chi nhánh khai thác các thông tin cần thiết trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư khi xem xét, thẩm định thông tin về cư trú. Trong trường hợp không khai thác được các thông tin cần thiết trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, NHNN chi nhánh có quyền yêu cầu Ban trù bị cung cấp bản sao một trong các giấy tờ có giá trị chứng minh thông tin về cư trú theo quy định của pháp luật về khai thác, sử dụng thông tin về cư trú để giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công.

Ban trù bị lập hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép theo quy định và gửi NHNN chi nhánh.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép, NHNN chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị xác nhận đã nhận đủ hồ sơ hợp lệ để xem xét chấp thuận nguyên tắc. Trường hợp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép không đầy đủ, NHNN chi nhánh có văn bản gửi Ban trù bị yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh có văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân. Trường hợp không chấp thuận, NHNN chi nhánh có văn bản trả lời Ban trù bị, trong đó nêu rõ lý do không chấp thuận.

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản chấp thuận nguyên tắc thành lập quỹ tín dụng nhân dân, Ban trù bị lập các văn bản bổ sung và gửi NHNN chi nhánh. Quá thời hạn nêu trên, NHNN chi nhánh không nhận được hoặc nhận được không đầy đủ các văn bản thì văn bản chấp thuận nguyên tắc không còn giá trị.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ các văn bản bổ sung, NHNN chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc đã nhận đầy đủ văn bản. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày NHNN chi nhánh xác nhận bằng văn bản về việc nhận đầy đủ các văn bản bổ sung, NHNN chi nhánh tiến hành cấp Giấy phép theo quy định. Trường hợp không cấp Giấy phép, NHNN chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do không cấp Giấy phép.

Nguyên tắc cấp đổi Giấy phép

Bên cạnh đó, dự thảo Thông tư cũng quy định rõ nguyên tắc cấp đổi Giấy phép. Theo đó, NHNN chi nhánh không thực hiện cấp đổi đối với các nội dung hoạt động mà quỹ tín dụng nhân dân không được phép thực hiện theo quy định pháp luật tại thời điểm cấp đổi.

NHNN chi nhánh điều chỉnh tên nội dung hoạt động được phép thực hiện phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng. Giấy phép được cấp đổi theo mẫu quy định tại Phụ lục số 05 thay thế tất cả các Giấy phép, văn bản chấp thuận (là một phần không thể tách rời của Giấy phép) mà NHNN chi nhánh đã cấp cho quỹ tín dụng nhân dân đó trước thời điểm cấp đổi.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý Tham khảo thêm

Các trường hợp không được vay từ quỹ tín dụng nhân dânCác trường hợp không được vay từ quỹ tín dụng nhân dân
Tham khảo thêm
Tham khảo thêm
Đề xuất quy định điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi môĐề xuất quy định điều kiện cấp giấy phép đối với quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô
Tham khảo thêm
Quỹ tín dụng nhân dân có được cho vay không có bảo đảm?Quỹ tín dụng nhân dân có được cho vay không có bảo đảm?