Theo báo cáo thường niên Digital 2025 Global Overview Report do We Are Social và Meltwater, nhóm người từ 16 đến 24 tuổi là tập khách hàng trung thành của các ứng dụng nhắn tin. 96,7% nam giới và 96,3% nữ giới trong độ tuổi này thường xuyên sử dụng nhắn tin qua Internet. Sự phổ biến của smartphone, kết hợp với gói cước dữ liệu giá rẻ, đã khiến nhắn tin qua Internet trở thành một phần khó có thể thay thế trong cuộc sống hàng ngày.
Một yếu tố khác thúc đẩy xu hướng này là tính tiện lợi và nhanh chóng của các nền tảng nhắn tin. Giới trẻ ngày nay đặc biệt ưu tiên sự kết nối liên tục, dù ở bất kỳ đâu hay bất kỳ lúc nào. Họ dễ dàng chia sẻ hình ảnh, video, cảm xúc chỉ với vài cái chạm.
![]() |
Các nền tảng mạng xã hội giúp việc nhắn tin, gọi điện online trở nên tiện lợi. Ảnh minh họa |
>> 120 website và 44 ứng dụng thương mại điện tử cần giải trình gấp
Bên cạnh nhắn tin, cuộc gọi video cũng trở thành một xu hướng nổi bật. Báo cáo Digital 2025 ghi nhận 41,1% người dùng tại Việt Nam thường xuyên gọi video, xếp thứ 6 toàn cầu. Các quốc gia dẫn đầu xu hướng này bao gồm Nigeria (75,4%), Nam Phi (53,9%) và Philippines (49,5%).
Sự phát triển của mạng 4G, 5G và nâng cao chất lượng camera trên smartphone đã khiến cuộc gọi video trở thành lựa chọn hữu ích hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh làm việc từ xa và kết nối gia đình khi sinh sống xa nhà.
Trong khi Facebook Messenger và WhatsApp phổ biến trên toàn cầu, Zalo vẫn chiếm địa vị số một tại Việt Nam với 85% người dùng. Theo báo cáo của Decision Lab, Zalo hiện có hơn 76 triệu tài khoản hoạt động hàng tháng và đáp ứng hơn 2 tỷ tin nhắn mỗi ngày.
Sự thành công của Zalo có thể được lý giải bằng giao diện tiếng Việt dễ dùng, các tính năng được thiết kế phù hợp với thói quen của người Việt và tự động bảo mật cao. Nó không chỉ là công cụ giao tiếp mà còn trở thành nền tảng dành cho dịch vụ chính phủ và kết nối doanh nghiệp.
>> Sắp có thêm một ứng dụng gọi xe đối đầu Grab, Be và Xanh SM trong cuộc chiến giành thị phần tại Việt Nam: Liệu 'ông lớn' châu Âu có làm nên chuyện?