Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, tình trạng khan hiếm gạo bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến sản lượng lúa, đặc biệt là tại tỉnh Niigata - vùng trồng lúa lớn của Nhật Bản. Trong mùa hè năm 2024, chỉ 5% sản lượng lúa thu hoạch đạt tiêu chuẩn bán ra thị trường, so với mức thông thường 80%.
Ngoài ra, chi phí nhân công tăng cao và giá phân bón leo thang do lạm phát đã đẩy giá thành sản xuất gạo lên cao. Cùng với đó, nhu cầu về gạo đang tăng mạnh do lượng du khách đổ về Nhật Bản tăng cao chưa từng có.
![]() |
Giá gạo Nhật Bản tăng kỷ lục, gần 130.000 đồng/kg. Ảnh minh họa |
>> 'Hạt ngọc Việt' lao dốc, xu hướng nhất thời hay dấu hiệu đáng lo?
Hơn nữa, từ tháng 8/2024, những tin đồn về một trận động đất lớn sắp xảy ra cùng với việc liên tiếp xuất hiện các cơn bão lớn đã khiến người dân ồ ạt tích trữ gạo, làm trầm trọng thêm sự thiếu hụt nguồn cung. Giá gạo chạm mốc cao nhất trong vòng 31 năm qua.
Japonica Koshihikari là giống lúa phổ biến nhất tại Nhật Bản, được lai tạo từ năm 1956 và duy trì danh tiếng suốt 40 năm qua. Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu, các chuyên gia đã cảnh báo rằng giống lúa này đang đối mặt nguy cơ tuyệt chủng. Nếu không có giải pháp can thiệp kịp thời, Nhật Bản sẽ buộc phải chủ động trong việc nhập khẩu lúa gạo.
Trước tình trạng giá gạo leo thang, chính phủ Nhật Bản đã quyết định tung ra 210.000 tấn gạo từ kho dự trữ khẩn cấp, tương đương 1/5 tổng lượng gạo dự trữ quốc gia. Quyết định này được Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Taku Eto công bố vào ngày 14/2, nhằm kiềm chế tình trạng lạm phát trong ngành lương thực.
>> Giá xuyên thủng đáy, Bộ Nông nghiệp tính có thể xuất 15 triệu tấn ‘hạt vàng’