Xà bông Cô Ba
Ra đời năm 1932 bởi doanh nhân Trương Văn Bền, xà bông Cô Ba từng là một sản phẩm mang tính cách mạng tại miền Nam nhờ chất lượng vượt trội và giá thành hợp lý. Bao bì đặc trưng in hình phụ nữ Việt trong áo dài truyền thống đã trở thành biểu tượng khó quên. Có thời điểm, Cô Ba cạnh tranh ngang ngửa và thậm chí vượt mặt cả những sản phẩm ngoại nhập như xà bông Marseille đến từ Pháp.
![]() |
Xà bông Cô Ba. Ảnh minh họa |
Sau năm 1975, thương hiệu này chuyển thành doanh nghiệp nhà nước. Sự thay đổi cơ chế và mô hình quản trị khiến sản phẩm dần mất thị phần. Dù từng được Công ty An Dương Thảo Điền nỗ lực hồi sinh vào năm 2017, việc tái xuất trên thị trường vẫn còn khá mờ nhạt, chủ yếu mang tính bảo tồn văn hóa hơn là kinh doanh quy mô lớn.
Nước ngọt Con Cọp
Trước 1975, nhãn hiệu nước ngọt Con Cọp do nhà máy Usine Belgique (thuộc tập đoàn BGI của Pháp) sản xuất, từng phủ sóng hầu hết quán ăn, tiệm tạp hóa tại miền Nam. Với thông điệp quảng cáo gần gũi như “mỗi chai là nguồn vui mạnh kéo dài tuổi xuân”, Con Cọp định vị rõ ràng ở phân khúc bình dân – một khoảng trống mà các đối thủ lớn như Coca-Cola khi đó chưa thể vươn tới.
![]() |
Nước ngọt Con Cọp. Ảnh minh họa |
>> Doanh nhân Thái Hương và giấc mơ ‘tỷ đô xanh’ của người Việt
Tuy nhiên, sau khi đất nước thống nhất, nhà máy được chuyển giao cho Nhà nước và trở thành Nhà máy nước ngọt Chương Dương. Nhãn hiệu Con Cọp biến mất, nhường chỗ cho các dòng sản phẩm mới, đánh dấu sự kết thúc của một biểu tượng văn hóa tiêu dùng đô thị.
Máy may Sinco
Máy may Sinco từng là lựa chọn hàng đầu của các hộ gia đình và cơ sở dạy nghề ở Sài Gòn nhờ chất lượng bền bỉ, dễ sử dụng và bảo hành dài hạn. Trụ sở Sinco trên đường Trần Hưng Đạo với biểu tượng chiếc máy may bàn đạp trên nóc tòa nhà từng là địa chỉ quen thuộc của giới thợ may.
![]() |
Máy may Sinco. Ảnh minh họa |
Sau năm 1975, Sinco được quốc hữu hóa và dần rời xa ngành hàng tiêu dùng để chuyển sang sản xuất thiết bị công nghiệp. Cái tên Sinco ngày nay hầu như không còn xuất hiện trong đời sống hàng ngày, nhường chỗ cho những thương hiệu quốc tế trong lĩnh vực máy may gia đình.
Kem đánh răng Hynos
Ra đời từ một sáng kiến marketing độc đáo – phát nhạc quảng cáo ngoài cửa hàng – Hynos không chỉ chinh phục thị trường nội địa mà còn được xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á. Đoạn quảng cáo nổi tiếng “trồng lúa mới có gạo mà ăn…” từng được xem là kiệt tác truyền thông thời kỳ đó.
![]() |
Kem đánh răng Hynos. Ảnh minh họa |
>> Phạt công ty sản xuất kẹo rau củ Kera 224 triệu đồng, tiêu hủy 4.000 sản phẩm
Sau khi bị quốc hữu hóa và sáp nhập vào doanh nghiệp nhà nước, Hynos dần mất đi vai trò thương hiệu chủ lực. Việc liên doanh với Unilever những năm 1997 tiếp tục làm lu mờ cái tên Hynos, khi công ty Việt chỉ được phép sản xuất bao bì, còn thương hiệu thì thuộc về đối tác nước ngoài. Mãi đến năm 2007, một nỗ lực khôi phục đã được thực hiện nhưng Hynos hiện chỉ xuất hiện lẻ tẻ tại một số khách sạn và trên sàn thương mại điện tử.
Kem đánh răng Dạ Lan
Dạ Lan từng thống lĩnh thị trường kem đánh răng phía Bắc Việt Nam vào đầu thập niên 90, với thị phần lên đến 90%. Người sáng lập, ông Trịnh Thành Nhơn, từng được ví là “ông hoàng” ngành hóa mỹ phẩm Việt.
![]() |
Kem đánh răng Dạ Lan. Ảnh minh họa |
Thế nhưng, một thương vụ liên doanh với Colgate năm 1995 đã khiến ông đánh mất tất cả. Sau chưa đầy một năm hợp tác, đối tác nước ngoài đẩy mạnh sản phẩm của họ, gạt Dạ Lan khỏi thị trường. Ông Nhơn buộc phải bán lại toàn bộ cổ phần và bị ràng buộc không được quay lại ngành hàng này trong 5 năm. Những nỗ lực khôi phục thương hiệu từ năm 2016 đến nay vẫn đang chật vật giữa thị trường bị chiếm lĩnh bởi những ông lớn.
>> Sếp Coca-Cola Việt Nam: Nếu nước giải khát bị đánh thuế TTĐB vì chứa đường, nhiều sản phẩm khác cũng cần chịu thuế