Một chi nhánh BIDV bị thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tín dụng

Thanh tra BIDV Bà Chiểu: Chấp hành quy định chung, tín dụng vẫn còn nhiều lỏng lẻo

Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 vừa công bố Kết luận thanh tra số 11/KL-TTRA đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) – Chi nhánh Bà Chiểu, theo Quyết định thanh tra đã được phê duyệt trước đó.

Kết luận chỉ ra rằng, trong thời kỳ thanh tra, BIDV Bà Chiểu cơ bản chấp hành đúng các quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về huy động vốn, hoạt động ngoại hối, cũng như công tác phòng chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Tuy nhiên, hoạt động cấp tín dụng tại chi nhánh vẫn còn tồn tại một số hạn chế.

Cụ thể, công tác thẩm định hồ sơ vay vốn, ra quyết định cho vay và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay chưa được thực hiện đầy đủ, thiếu sự chặt chẽ cần thiết. Một số hợp đồng thế chấp chưa được cập nhật hoặc hoàn thiện theo đúng quy định hiện hành.

Ngoài ra, vẫn còn tình trạng khách hàng không thanh toán đúng hạn, không tuân thủ đầy đủ các cam kết trong hợp đồng tín dụng đã ký kết với ngân hàng.

Trên cơ sở kết quả thanh tra, cơ quan Thanh tra Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra sáu kiến nghị yêu cầu khắc phục. Trong đó, ba kiến nghị gửi đến Trụ sở chính BIDV, ba kiến nghị còn lại yêu cầu BIDV Bà Chiểu trực tiếp thực hiện nhằm khắc phục các tồn tại, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ và đảm bảo hoạt động tín dụng tuân thủ đúng quy định, nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro tại chi nhánh.

BIDV Bà Chiểu là đơn vị được thành lập sau khi BIDV nhận sáp nhập Ngân hàng TMCP Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long (MHB) theo Quyết định số 589/QĐ-NHNN ngày 25/4/2015 của Ngân hàng Nhà nước.

Sau sáp nhập, tên gọi của Chi nhánh Sở Giao dịch TP.HCM (thuộc MHB) được đổi thành BIDV Bà Chiểu theo Quyết định số 1215/QĐ-BIDV ngày 8/5/2015. Hiện đơn vị này có mạng lưới gồm 1 chi nhánh và 3 phòng giao dịch (Văn Thánh, Nguyễn Hữu Cầu, Lê Quang Định), do một Giám đốc và hai Phó Giám đốc điều hành.

Một chi nhánh BIDV bị thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tín dụng
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Khu vực 2 vừa công bố Kết luận thanh tra số 11/KL-TTRA đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

>> Lãi suất ngân hàng hôm nay 9/5/2025: Kỳ hạn 12 tháng cao nhất bao nhiêu?

BIDV dẫn đầu hệ thống về nợ xấu nhóm 5, lợi nhuận quý I gần như đi ngang

Trong báo cáo tài chính quý I/2025, Ngân hàng BIDV ghi nhận nhiều tín hiệu đáng lưu ý liên quan đến chất lượng tài sản. Dù kết quả lợi nhuận không biến động lớn so với cùng kỳ, mức tăng mạnh của nợ xấu – đặc biệt là nợ nhóm 5 – đang khiến giới đầu tư và phân tích tài chính đặc biệt quan tâm.

Tính đến ngày 31/3/2025, tổng dư nợ cho vay khách hàng của BIDV đạt hơn 2,1 triệu tỷ đồng, tăng 37% so với đầu năm. Tuy nhiên, song song với đà tăng trưởng tín dụng là sự gia tăng đáng kể của nợ xấu. Cụ thể, tổng nợ xấu nội bảng của BIDV đã tăng 37% chỉ trong một quý, lên mức 39.900 tỷ đồng, kéo tỷ lệ nợ xấu từ 1,41% lên 1,89%.

Đáng chú ý, nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) – vốn được xem là rủi ro cao nhất – hiện chiếm tỷ trọng áp đảo. Số dư nợ nhóm 5 đã tăng 41% so với đầu kỳ, đạt 27.934 tỷ đồng, khiến BIDV trở thành ngân hàng có mức nợ xấu nhóm 5 lớn nhất toàn hệ thống.

Trong khi đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) cũng tăng gấp đôi, lên gần 6.961 tỷ đồng, trong khi nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm nhẹ 10% còn 5.012 tỷ đồng. Cơ cấu nợ xấu cho thấy mức độ rủi ro tín dụng tại BIDV đang tập trung ngày càng lớn vào các khoản vay khó thu hồi, gây áp lực lên chi phí dự phòng và an toàn vốn.

Dù nợ xấu tăng mạnh, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng quý I chỉ đạt 4.578 tỷ đồng, tăng 4,3% so với cùng kỳ. Mức tăng này được cho là chậm hơn nhiều so với tốc độ tăng nợ nhóm 3–5, cho thấy ngân hàng có thể chưa phản ánh đầy đủ rủi ro trong chi phí dự phòng. Đây là yếu tố mà giới phân tích đang theo dõi sát, trong bối cảnh thị trường đòi hỏi sự minh bạch và thận trọng cao hơn trong đánh giá chất lượng tài sản.

Một chi nhánh BIDV bị thanh tra chỉ ra loạt sai phạm tín dụng

Về hoạt động kinh doanh, BIDV báo lãi sau thuế quý I/2025 đạt 5.955 tỷ đồng, gần như đi ngang so với cùng kỳ năm trước. Dù thu nhập lãi thuần tăng 3% và lãi từ hoạt động khác tăng tới 143%, kết quả chung bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự sụt giảm trong mảng dịch vụ (giảm 9,2%) và đặc biệt là hoạt động kinh doanh ngoại hối (giảm tới 41%).

Tổng chi phí hoạt động quý I vượt 5.900 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, chi phí cho nhân sự chiếm tỷ trọng lớn với 3.274 tỷ đồng, tăng gần 200 tỷ đồng. Đáng chú ý, BIDV là một trong số ít ngân hàng vẫn mở rộng quy mô nhân sự trong bối cảnh toàn ngành thắt chặt chi phí: ngân hàng đã tuyển thêm 354 nhân viên, nâng tổng số cán bộ lên 29.352 người.

>> Ngân hàng lớn nhất Việt Nam ra thông báo khẩn