Chuyện lạ đang xảy ra trên bàn ăn của đất nước 'ăn cá nhiều hơn ăn cơm'

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản, mức tiêu thụ cá bình quân đầu người đã giảm gần 50% trong một thế hệ. Cụ thể, năm 2001, trung bình mỗi người Nhật tiêu thụ 40,2 kg cá/năm, nhưng đến năm 2022 con số này chỉ còn 22 kg/người/năm.

Trái lại, lượng thịt được tiêu thụ tăng đáng kể, vượt qua cá từ năm 2011 và đạt 33,5 kg/người/năm vào năm 2022. Sự chênh lệch này cho thấy xu hướng ăn thịt đang lấn át thực phẩm từ biển tại quốc gia này.

Chuyện lạ đang xảy ra trên bàn ăn của đất nước 'ăn cá nhiều hơn ăn cơm'
Lượng cá người Nhật ăn đã giảm đáng kể. Ảnh minh họa

>> Top 3 loại cá Việt bán ê hề ngoài chợ, ngang cơ cá hồi về dinh dưỡng

Sự thay đổi trong thói quen ăn uống của người Nhật bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố:

Sự suy giảm của các cửa hàng chuyên bán cá: Vào năm 1980, Nhật Bản có khoảng 50.000 cửa hàng bán cá, nhưng hiện nay chỉ còn 10.000. Sự lên ngôi của các siêu thị giúp người tiêu dùng dễ dàng mua sắm, nhưng cũng khiến cá không còn là lựa chọn được ưu tiên.

Chi phí cao hơn so với thịt: Xét về giá trị dinh dưỡng, cá được coi là lựa chọn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi xét về giá trị kinh tế, thịt (chủ yếu là thịt lợn và gà) lại rẻ và no lâu hơn. Việc chọn mua thịt thành xu hướng để tiết kiệm chi phí.

Khó chế biến và bảo quản: Cá dễ hỏng hơn thịt, yêu cầu bảo quản kém nhiệt độ cao và kỹ năng chế biến. Nhiều người Nhật trẻ tuổi còn không biết cách nấu cá.

Thay đổi lối sống: Việc sống độc thân và làm việc bận rộn kéo theo nhu cầu ăn nhanh, dễ chuẩn bị. Trong những không gian sống nhỏ hẹp, nấu cá bị hạn chế vì lo ngại mùi tanh.

>> Loại cá Việt Nam là số 1 toàn thế giới, Trung Quốc 'mạnh tay' chi nghìn tỷ để mua