Việt Nam trồng được hạt 'nữ hoàng', giá lên tới cả triệu một cân vẫn khiến Âu - Mỹ rót tiền mua

Hạt mắc ca – tên khoa học Macadamia – có xuất xứ từ vùng đông bắc Australia, là nguồn thực phẩm truyền thống của người thổ dân nơi đây. Hiện nay, mắc ca được ưa chuộng tại nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc... nhờ vào hương vị thơm béo và những lợi ích vượt trội cho sức khỏe.

Theo các nghiên cứu, trung bình mỗi hạt mắc ca chứa khoảng 22g chất béo, trong đó phần lớn là chất béo bão hòa đơn (MUFA). Loại chất béo này có khả năng giảm cholesterol xấu, tăng cường sức khỏe tim mạch và hỗ trợ kiểm soát cân nặng. Không chỉ thế, mắc ca còn giàu vitamin A, sắt, canxi, kẽm, đồng và chất chống oxy hóa, phù hợp với các chế độ ăn uống lành mạnh, đặc biệt là chế độ ăn Keto đang được ưa chuộng toàn cầu.

Không chỉ nổi tiếng bởi thành phần dinh dưỡng, mắc ca còn được mệnh danh là “loại hạt đắt đỏ bậc nhất thế giới” với giá khoảng 30 USD cho mỗi 0,45 kg (gần 800.000 đồng). Mức giá này cao gấp đôi so với các loại hạt phổ biến như hạnh nhân hay óc chó và tiếp tục tăng trong những năm gần đây.

Việt Nam trồng được hạt 'nữ hoàng', giá lên tới cả triệu một cân vẫn khiến Âu - Mỹ rót tiền mua
Hạt macca có giá thành cao nhưng nhu cầu thị trường rất lớn. Ảnh minh họa

>> Kỷ lục chưa từng có: Doanh nghiệp Việt bội thu, bỏ túi 1,16 tỷ USD chỉ trong 1 tháng nhờ bán một loại hạt

Nguyên nhân không chỉ đến từ nhu cầu tiêu thụ lớn mà còn từ quy trình canh tác và thu hoạch đầy thách thức. Cây mắc ca cần môi trường khí hậu đặc biệt: mưa nhiều, đất giàu dinh dưỡng và thời tiết ấm áp. Thời gian sinh trưởng kéo dài từ 7–10 năm mới bắt đầu cho thu hoạch hạt và khi thu hoạch cũng phải thực hiện thủ công theo nhiều đợt trong năm do quả không chín đồng loạt. Vỏ mắc ca rất cứng và khó xác định độ chín bằng mắt thường, dẫn đến tỷ lệ loại bỏ cao và chi phí xử lý lớn hơn so với nhiều loại cây trồng khác.

Tại Việt Nam, cây mắc ca được đưa vào thử nghiệm từ năm 1990 và hiện đang được phát triển mạnh ở nhiều địa phương như Lâm Đồng, Đắk Lắk, Sơn La, Lai Châu… Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mắc ca thuộc nhóm cây lâm sản ngoài gỗ và được xác định là cây trồng chiến lược tại một số vùng Tây Nguyên và Tây Bắc.

Lợi thế khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp giúp Việt Nam có thể sản xuất hạt mắc ca với chất lượng cao. Trong thời gian gần đây, nhiều lô hàng mắc ca Việt đã được xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ và EU. Dự báo đến năm 2025, nhu cầu tiêu thụ nhân mắc ca toàn cầu sẽ đạt khoảng 220.000 tấn, tương đương 850.000 tấn quả tươi.

>> Mỹ áp thuế, loại hạt tỷ đô của Việt Nam chuyển hướng đẩy mạnh sang Trung Đông