Truyền thông tạo “vốn xã hội” ngay trong nội bộ
Không phải ngẫu nhiên mà các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trên toàn cầu đều đề cao yếu tố con người.
Đối với Steve Jobs, nhà sáng lập “Quả táo khuyết” tin rằng “Bí quyết thành công của tôi là chúng tôi đã nỗ lực phi thường để tuyển dụng những người giỏi nhất thế giới”. Song đồng thời ông cũng là người đưa ra chân lý: “Những điều vĩ đại trong kinh doanh không bao giờ do một người làm nên. Chúng là kết quả của một tập thể”.
Vậy một bên là vai trò của nhân sự tinh hoa, một bên lại là sức mạnh của nhóm, điều gì kết nối họ với nhau và giúp tạo ra giá trị? Đó chính vai trò của truyền thông nội bộ.
“Tại HDBank, chúng tôi luôn xây dựng sức mạnh tập thể từ chính bên trong tổ chức, với mỗi một thành viên”. Madame Nguyễn Thị Phương Thảo, người truyền cảm hứng lớn cho tập thể HDBank và hệ sinh thái HD Financial Group, nói rằng “Chúng ta có thể không phải là những người giỏi nhất, nhưng chúng ta sẽ luôn là những người tuyệt vời nhất”.
Thông điệp của Madame, cũng như Steve Jobs, tin tưởng vào mỗi một thành viên dưới ngôi nhà HDBank, đã và luôn kích hoạt niềm tin, sự tự tin, động lực để vươn lên trở thành người giỏi nhất, xứng đáng là những HDBanker tuyệt vời nhất.
Ở giữa trung tâm của quá trình kích hoạt thành sức mạnh tập thể, chính là vai trò của truyền thông nội bộ. Hay nói cách khác, truyền thông nội bộ góp phần tạo ra “vốn xã hội” ngay trong tập thể. Sứ mệnh của truyền thông của nội bộ là kết nối con người, truyền cảm hứng, định hình văn hóa tổ chức. Đó cũng là nền tảng để bất kỳ nhân sự nào cũng thấy mình trong chiến lược chung, từ đó thấm nhuần, lan tỏa, chuyển hóa thành hành động, bứt phá.
Hành trình văn hóa bắt đầu từ bên trong
Năm 2024, một nghiên cứu của Đại học Arab American University Jenin và Đại học Istanbul chỉ ra rằng, truyền thông nội bộ hiệu quả không chỉ giúp tổ chức vận hành trơn tru, mà còn đóng vai trò sống còn trong việc xây dựng đồng thuận, thúc đẩy phản hồi, nuôi dưỡng sự hợp tác và khơi mở năng lực cá nhân.
Theo đó, truyền thông nội bộ không chỉ là “hậu phương” của quản trị, mà phải trở thành trục xương sống của mọi chuyển hóa tổ chức, là nơi chiến lược được vươn mình.
![]() |
>> Một cổ phiếu ngân hàng được khuyến nghị KHẢ QUAN, tiềm năng tăng giá lên tới 45%
Với những nguồn cảm hứng lớn về con người, thương hiệu từ Madame Nguyễn Thị Phương Thảo, truyền thông nội bộ HDBank là phần không thể thiếu của chiến lược phát triển con người và tổ chức. Nổi bật gần đây là chiến dịch “Hành trình Bay vào tương lai” - một chương trình đào tạo mini MBA cho hơn 700 lãnh đạo cấp trung, nhưng cũng là dịp để toàn hệ thống cùng nhau bước vào một hành trình văn hóa: học tập, đổi mới, sẻ chia và phát triển.
Thông qua hệ sinh thái truyền thông nội bộ đa nền tảng, từ Workplace, bản tin số, video tương tác đến livestream kết nối, chiến dịch không chỉ lan tỏa nội dung đào tạo mà còn tạo ra một không gian tinh thần tích cực, truyền cảm hứng đến hơn 40.000 nhân sự trên toàn hệ sinh thái. Không phải bằng khẩu hiệu, mà bằng sự hiện diện, tiếng nói và tương tác hàng ngày.
Chính sự đầu tư bài bản và tinh tế trong chiến lược truyền thông nội bộ đã giúp HDBank được vinh danh tại VNPR Awards 2025 với giải thưởng “Chiến dịch truyền thông nội bộ xuất sắc nhất” - giải thưởng uy tín do Mạng lưới Quan hệ Công chúng Việt Nam (VNPR) tổ chức. Đây cũng là năm thứ hai liên tiếp HDBank được xướng tên ở hạng mục này, ghi dấu sự nhất quán và hiệu quả trong cách tiếp cận từ bên trong.
![]() |
Theo các chuyên gia VNPR, chiến dịch truyền thông nội bộ với “Hành trình Bay vào tương lai” của HDBank là ví dụ tiêu biểu cho việc gắn kết chặt chẽ giữa truyền thông - đào tạo - chiến lược nhân sự, tạo ra chuyển động tích cực, lâu dài và thực chất cho tổ chức.
Khi tổ chức biết cách lắng nghe chính mình, lan tỏa được giá trị cốt lõi một cách gần gũi và chân thành, thì cũng là lúc nội lực được kích hoạt.
>> Góc nhìn HDBank dưới ‘lăng kính’ hai quỹ ngoại: ROE dẫn đầu Đông Nam Á, P/B xứng đáng cao hơn 2 lần