Hàng hóa ùn ứ ồ ạt, đẩy giá vải một số giống phổ biến như Phi Tử Tiêu xuống chỉ còn 12–18 nhân dân tệ/kg, giảm tới 70% so với cùng kỳ năm 2024. Nhiều giống được ưa chuộng như Quý Vị, Bạch Đường Anh, Nhu Mễ cũng lao dốc không phanh.
Giá vải giảm sâu đã và đang khiến các vườn trồng rơi vào cảnh “vừa làm vừa lo mất tiền”. Tại vùng ven Quảng Châu, gia đình bà Tần Thiếu Phân có vườn 500 cây, dự kiến thu hoạch 2.500 kg chỉ trong vài tuần. Vào đầu tháng 6, thương lái trả giá 24 nhân dân tệ/kg, đủ để bù chi phí phân bón, thuốc trừ sâu và nhân công. Chỉ sau vài ngày, giá lao dốc không phanh, khiến bà Tần bán được nửa vườn nhưng doanh thu không đủ bù chi phí.
Với lao động phổ thông, mức thu nhập theo ngày từ hái vải khoảng 300 nhân dân tệ cho 100 kg, thậm chí cao hơn giá trị vải thu hoạch được. Cả mùa, nhiều người chỉ thu về khoản vài ngàn nhân dân tệ, đủ trả tiền nhân công mà không có lợi nhuận. Nhiều nhà vườn đành “bó tay”, nghỉ hè không thu hoạch tiếp vải.
![]() |
Giá vải Trung Quốc lao dốc khiến thu không đủ bù chi. Ảnh minh họa |
>> Phó Chủ tịch Bắc Ninh thừa nhận một điều khi lên sóng livestream bán vải cho nông dân
Tại Thâm Quyến, tình hình càng đáng buồn hơn khi mà chi phí vận chuyển cao đến mức “đánh gục” giá trị nông sản. Anh Zheng Yi, cùng gia đình kinh doanh vải trên Douyin và WeChat, cho biết gửi 5 kg vải đến các tỉnh xa tốn tới 100 tệ, trong khi giá trị bản thân lô hàng chỉ 30 tệ, tức phí vận chuyển cao gấp 3 lần giá trị quả vải.
Chuyên gia Su Yingyi cảnh báo rằng, sự tràn lan của dòng vải giá rẻ, chất lượng thấp đã kéo tụt luôn cả nhu cầu đối với những giống vải cao cấp. Trong khi đó, theo nhà nghiên cứu Jiang Han, nông nghiệp Trung Quốc đang vận hành theo "chu kỳ luẩn quẩn": mỗi khi sản lượng tăng, giá giảm; sản lượng giảm thì giá lại tăng, làm cho người trồng liên tục trong tâm lý “lên voi xuống chó”.
![]() |
Nhiều nhà vườn đã "nghỉ hè", không thu hoạch vải nữa. Ảnh minh họa |
>> Kỳ tích trồng vải thiều Việt trên sa mạc: Cây ra hoa đều, kết trái rộ cho năng suất 25 tấn/ha
Yếu tố chính dẫn đến bất định về giá là hệ thống sản xuất manh mún, thiếu tổ chức. Nông dân trồng theo “kinh nghiệm năm trước”, phản ứng chậm với tín hiệu thị trường. Sự chậm trễ về thông tin, thiếu dự báo xu hướng, cộng với hệ thống bảo hiểm nông nghiệp còn quá “non trẻ”, không phủ tới cây ăn quả dễ hư hỏng như vải, khiến người trồng trở nên rất mong manh trước biến động giá.
Một số nơi như Quảng Đông đã bắt đầu hình thành các hợp tác xã, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với hàng nghìn hộ dân, giúp ổn định phần nào đầu ra và giá bán. Tuy nhiên, các chuyên gia kiến nghị cần cải cách căn bản như quỹ bình ổn giá, mở rộng bảo hiểm nông nghiệp và xây dựng chuỗi cung ứng thông minh để tránh tình trạng “cứ thích là mở rộng diện tích, rồi ngơ ngác khi giá rớt”.
>> Vải thiều ê hề khắp TP.HCM: Hàng tươi roi rói, bán rẻ hơn rau