Một bác sĩ trung bình phải trải qua quá trình đào tạo và tích lũy kinh nghiệm rất lâu dài. Để trở thành bác sĩ chính thức, học viên y khoa phải hoàn thành tối thiểu 6 năm học, sau đó tiếp tục đào tạo chuyên khoa, thực tập và tích lũy kinh nghiệm trong nhiều năm.
Bác sĩ không chỉ phải nắm vững kiến thức chuyên môn, mà còn phải sử dụng thành thạo các thiết bị y tế phức tạp như máy chụp CT, MRI hay hệ thống phẫu thuật robot.
Chính sự khan hiếm trong đào tạo và cơ sở vật chất đã khiến nguồn cung lao động trong ngành y thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu. Khi bác sĩ bước sang tuổi 35, họ đã trở thành những nhân sự đầu ngành, được trao quyền quyết định lớn hơn, gánh vác nhiều trách nhiệm và có thu nhập tăng dần theo thời gian.
![]() |
Lộ trình phát triển của nghề bác sĩ và IT trái ngược nhau. Ảnh minh họa |
>> Trí tuệ nhân tạo tác động mạnh mẽ, định hình xu hướng việc làm trong tương lai
Trái ngược với bác sĩ, kỹ sư IT là nhóm lao động phải chạy đua với tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ. Trong những năm đầu, thu nhập của kỹ sư IT cao do nhu cầu làm việc và phát triển công nghệ không ngừng tăng. Tuy nhiên, do chi phí đào tạo tập trung thấp, và rào cản gia nhập ngành không cao, lực lượng lao động IT trở nên dư thừa sau một thời gian.
Ngoài ra, khác biệt lớn giữa hai ngành là cơ hội sở hữu các "công cụ quyết định". Trong IT, việc kiểm soát dữ liệu, các giải pháp công nghệ hoặc tài nguyên tính toán có thể quyết định ai sống sót lâu dài. Những kỹ sư không nhanh chóng chuyển lên các vai trò quản lý hoặc tạo giá trị khác biệt thường sẽ bị thay thế bởi nhân sự trẻ hơn, linh hoạt hơn.
>> Tuyệt chiêu giữ chân lao động của doanh nghiệp sau Tết Nguyên đán