Tính đến 31/12/2024, tổng tài sản của
Tổng thu nhập thuần quý IV của OCB tăng trưởng đáng kể, đạt 3.218 tỷ, tăng 59,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hoạt động kinh doanh cốt lõi tăng trưởng tốt, thu nhập thuần từ lãi tăng 1.323 tỷ, tương đương tăng 99,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính đến từ tín dụng tăng trưởng gần 20% và NIM cải thiện ở mức 3,5% vào cuối năm 2024.
Thu thuần ngoài lãi của OCB trong quý IV đạt 563 tỷ, tăng 147,9% so với quý trước. Đáng chú ý, thu thuần từ dịch vụ tăng 126 tỷ tương đương 37,4% so với cùng kỳ đến từ hoạt động chuyển đổi số hiệu quả và tăng trưởng các khoản thu phí từ dịch vụ.
Tỷ lệ giao dịch qua kênh số hiện ở mức 96,2%, mức khá cao so với các ngân hàng trên toàn hệ thống. Đơn cử, chỉ sau 7 tháng ra mắt ngân hàng số OCB OMNI phiên bản mới, số lượng giao dịch trên kênh này đã tăng 74%, CASA tăng 21% và doanh thu tiền gửi tiết kiệm trực tuyến tăng 32% so với cùng kỳ năm 2023.
Riêng Liobank cũng ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng với 300.000 khách hàng mới, tổng giá trị giao dịch nhận và gửi qua kênh này đạt 11 nghìn tỷ đồng, với 8 triệu giao dịch được thực hiện, tăng 4,2 lần so với năm 2023. Xếp hạng trên các app store đạt 4,7+ thuộc nhóm đầu các ứng dụng tài chính. Đặc biệt, năm 2024 trong hành trình “ngân hàng dẫn đầu” triển khai mô hình ngân hàng Mở (Open Banking), OCB đã cán mốc hơn 150 Open API. Đến cuối năm 2024, số lượng khách hàng kết nối OPEN API ở ngân hàng tăng 150% so với năm 2023, hiệu suất xử lý mạnh mẽ với trung bình hơn 6 triệu giao dịch/tháng.
Giao dịch kênh số tại OCB tăng trưởng mạnh trong năm 2024 |
>> Kết quả kinh doanh nhóm ngân hàng quý IV/2024: 3 cái tên tăng trưởng từ 100-300%
Tuy nhiên, thu thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và chứng khoán, cụ thể là trái phiếu chính phủ, giảm do điều kiện thị trường không thuận lợi, cùng những tác động từ các động thái giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và sự biến động “sức mạnh” của đồng USD. Đây được xem là những yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư và kinh doanh của các ngân hàng trên toàn hệ thống nói chung.
Lợi nhuận trước thuế lũy kế của OCB năm 2024 đạt 4.006 tỷ đồng giảm 3,2% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, kết quả trong quý IV đã có sự tăng trưởng vượt bậc so với các quý trước đó. Cụ thể, lợi nhuận đạt 1.453 tỷ tăng 230,1% so với quý III.
Chia sẻ về vấn đề này, ông Phạm Hồng Hải, Tổng Giám đốc OCB cho biết: “Năm 2024 là một năm mà OCB có sự thay đổi mạnh mẽ về chiến lược kinh doanh cũng như hoạt động của ngân hàng. Cụ thể, trước bức tranh kinh tế thế giới và Việt Nam với nhiều biến số khó lường, chúng tôi lựa chọn phương thức thay đổi chiến lược để linh hoạt, nhanh chóng thích nghi với thị trường, tiên quyết theo đuổi mục tiêu hoạt động, kinh doanh bền vững. Do vậy, OCB đã tiến hành tái cơ cấu lại danh mục kinh doanh theo hướng đa dạng nguồn thu, nâng cao chất lượng tài sản, tích cực nâng cao hiệu quả công tác quản trị nợ, thu hồi cũng như xử lý nợ xấu. Bằng chứng cho thấy, quý IV, tình hình kinh doanh của OCB đã có những chuyển biến vô cùng ấn tượng khi lợi nhuận trước thuế tăng đột phá so với quý trước. Ngân hàng cũng duy trì bảng cân đối tài sản lành mạnh với tỷ lệ nợ xấu tuân thủ quy định của NHNN và giảm so với cùng kỳ năm 2023. Mặc dù kết quả kinh doanh chưa đạt như kỳ vọng nhưng tôi tin, với định hướng rõ ràng cùng nền tảng từ kết quả của quý IV/2024, năm 2025, OCB chắc chắn sẽ quay trở lại đường đua tăng trưởng với một tâm thế mới, cùng những dấu ấn, thành tựu mới”.
Thực tế cho thấy, năm 2024, OCB đã và đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ theo hướng phát triển bền vững. Cụ thể, danh mục khách hàng có sự chuyển dịch, đẩy mạnh tập trung vào nhóm khách hàng chiến lược cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ tín dụng của khách hàng cá nhân tăng 11,4%, SME tăng 51,7% so với cùng kỳ năm trước.
Đặc biệt, ngân hàng cũng đang đẩy mạnh tài chính xanh, cung cấp nguồn vốn cho các dự án theo hướng phát triển bền vững như: năng lượng tái tạo, công trình xanh, nhà máy cung cấp nước hay nông nghiệp thông minh, nuôi trồng bền vững, tưới nhỏ giọt, lưu trữ/chứa nước. Theo số liệu thống kê đến 31/12/2024, tín dụng xanh tại OCB tăng 30% so với năm 2023.
“Hoạt động đầu tư mở rộng mạng lưới trên toàn quốc phát triển mạnh mẽ với 5 chi nhánh và 12 phòng giao dịch mới được thành lập. Dự án về công nghệ, chuyển đổi số vẫn được ưu tiên đầu tư. Bên cạnh đó, chính sách phúc lợi cùng các hoạt động đào tạo, chương trình nội bộ dành riêng cho CBNV cũng được chú trọng. Đây được xem là các nguyên nhân dẫn đến chi phí hoạt động của ngân hàng tăng 11,9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, việc đầu tư phát triển quy mô, nhân sự cốt lõi, năng lực tốt sẽ giúp ngân hàng xây dựng nền tảng vững chắc, đẩy mạnh tốc độ phát triển trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, trong năm 2025, chúng tôi sẽ tập trung nhiều vào những ngành nghề như năng lượng, FMCG, logistic, tài trợ cho vay các lĩnh vực xanh, ít tiêu tốn năng lượng, thân thiện với môi trường, bên cạnh cho vay tệp khách hàng SMEs và các doanh nghiệp có quản lý là nữ giới. Đồng thời, mở rộng tệp khách hàng FDI - phân khúc mũi nhọn mà OCB đẩy mạnh trong năm mới. Đây là những ngành mang đến động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao, tiềm năng mở rộng.
Ngoài ra, OCB cũng đang phát triển mạnh các dịch vụ tài chính bao gồm cho vay vốn lưu động, quản lý dòng tiền cho doanh nghiệp start-up đã có dòng tiền ổn định. Chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển của các start-up để có thể giúp họ trở thành các kỳ lân trong tương lai”, Ông Phạm Hồng Hải chia sẻ thêm.
>> OCB mua lại trước hạn 4.000 tỷ đồng trái phiếu