Quy định mới nhất về trình độ, bằng cấp với cán bộ, công chức: Bằng Đại học tại chức, không chính quy có đáp ứng được yêu cầu không?

Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp vừa ban hành Công văn 11, hướng dẫn cụ thể tiêu chuẩn chức danh công chức cấp xã theo yêu cầu mới. Đây là bước đi nhằm chuẩn hóa đội ngũ công chức trong bối cảnh thực hiện tinh gọn bộ máy và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Đại học là yêu cầu bắt buộc

Theo hướng dẫn, tiêu chuẩn trình độ đào tạo áp dụng chung cho cả công chức lãnh đạo, quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ là phải có trình độ đại học trở lên, phù hợp với lĩnh vực công tác của vị trí việc làm. Trường hợp có kinh nghiệm thực tiễn liên quan cũng có thể được xem xét.

Quy định mới nhất về trình độ, bằng cấp với cán bộ, công chức: Bằng Đại học tại chức, không chính quy có đáp ứng được yêu cầu không?
Như vậy, theo quy định mới nhất, cán bộ, công chức sẽ phải đạt trình độ Đại học. Ảnh minh hoạ

Riêng cán bộ, công chức cấp xã đang được cơ quan có thẩm quyền cử đi học đại học để đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm, sẽ được tiếp tục đào tạo đến khi tốt nghiệp và có thể bố trí vào vị trí việc làm phù hợp ở đơn vị hành chính cấp xã mới.

Đối với công chức là người dân tộc thiểu số hoặc đang công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nếu chưa đạt trình độ đại học, thì sẽ được xem xét bố trí việc làm dựa trên năng lực, tín nhiệm, kinh nghiệm thực tiễn, nhưng bắt buộc phải đạt trình độ đại học sau 5 năm kể từ khi thành lập đơn vị hành chính mới.

>> Học ngành Y này được miễn 100% học phí, nhận thêm trợ cấp mỗi tháng: Tốt nghiệp cơ hội việc làm rộng mở

Không phân biệt chính quy hay tại chức

Theo Điều 10 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, công chức cấp xã (trừ Chỉ huy trưởng Quân sự) phải có bằng đại học ngành phù hợp với chức danh đảm nhiệm, nhưng không bắt buộc phải tốt nghiệp hệ chính quy.

Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT cũng khẳng định: bằng đại học cấp cho người học theo hình thức chính quy hoặc vừa làm vừa học đều có giá trị pháp lý tương đương, theo Luật Giáo dục đại học hiện hành.

Quy định mới nhất về trình độ, bằng cấp với cán bộ, công chức: Bằng Đại học tại chức, không chính quy có đáp ứng được yêu cầu không?
Sẽ không phân biệt bằng Đại học chính quy, tại chức hay vừa làm vừa làm. Ảnh minh hoạ

Như vậy, công chức cấp xã có bằng đại học hợp pháp (kể cả hệ vừa học vừa làm, trước đây gọi là tại chức) sẽ không bị đưa vào diện tinh giản biên chế chỉ vì hình thức đào tạo, nếu đáp ứng yêu cầu chuyên môn – nghiệp vụ của vị trí việc làm.

Đào tạo theo hướng mở rộng, hiện đại

Trong bối cảnh đổi mới tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng đội ngũ, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến cho Dự thảo Nghị định về đào tạo, bồi dưỡng công chức, trong đó nhấn mạnh: công chức khi tuyển dụng hoặc bố trí vào vị trí việc làm phải có bằng đại học trở lên, phù hợp yêu cầu vị trí tuyển dụng.

Bộ cũng đề xuất cho phép công chức được đào tạo văn bằng đại học thứ hai đối với các chuyên ngành mới như: khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kỹ năng số, công nghệ số… nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn chuyển đổi số.

Đặc biệt, việc đào tạo, bồi dưỡng công chức phải gắn chặt với vị trí việc làm, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị, nhất là đối với các vị trí lãnh đạo, chuyên môn then chốt.

Theo quy định, công chức cấp xã đang học trung cấp, cao đẳng, đại học theo Nghị định 101/2017, nếu được cơ quan có thẩm quyền dự kiến bố trí vào vị trí việc làm phù hợp, sẽ tiếp tục hưởng chế độ đào tạo đến khi hoàn thành khóa học.

Tuy nhiên, nếu công chức thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 178/2024 và Nghị định 67/2025 thì sẽ không tiếp tục được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo theo quy định cũ.

>> Nông dân TP.HCM trồng thứ rau chỉ cần tưới ít nước mọc tua tủa, mùa hè ăn thanh mát: Chỉ 4 sào đã đổi đời, tiền tiêu rủng rỉnh