Phó Thống đốc: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang cao gấp 10 lần cùng kỳ 2024

Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho biết, tín dụng toàn hệ thống đến ngày 25/3 đã tăng được khoảng 2,5% so với cuối 2024 (trong khi cùng kỳ 2024 chỉ tăng trưởng được khoảng 0,26%).

Ngày 3/4/2025, tại Hà Tĩnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức Hội nghị Đẩy mạnh tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Khu vực 8 (Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình). Hội nghị do ông Phạm Quang Dũng - Phó Thống đốc NHNN và ông Trần Báu Hà - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng chủ trì.

Thông tin tại Hội nghị, Phó Thống đốc Phạm Quang Dũng cho biết các giải pháp điều hành của Ngân hàng Nhà nước trong những tháng đầu năm đã bước đầu đạt kết quả tích cực. Theo đó, mặc dù theo quy luật của các năm trước, tín dụng thường giảm trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của dịp Tết Nguyên đán, nhưng tăng trưởng đầu năm 2025 đã có dấu hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ 2024. Cụ thể, đến ngày 25/3, tín dụng toàn hệ thống đã tăng được khoảng 2,5% so với cuối 2024 (trong khi cùng kỳ 2024 chỉ tăng trưởng được khoảng 0,26%). 

"Như vậy nếu so cùng kỳ năm ngoái, chúng ta đang có tốc độ tăng trưởng (tín dụng - PV) gấp gần 10 lần", Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Phó Thống đốc: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đang cao gấp 10 lần cùng kỳ 2024- Ảnh 1.

Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: SBV)

Cũng theo ông Dũng, hệ số sử dụng vốn của các ngân hàng hiện nay đạt 103%, cho thấy các tổ chức ứng dụng đã sử dụng tối đa nguồn vốn để cấp tín dụng cho nền kinh tế.

Riêng đối với khu vực 8, đến cuối 2/2025, dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn đạt 535.700 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cuối 2024, chiếm khoảng 33% tổng dư nợ của vùng miền Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, trong đó lĩnh vực công nghiệp xây dựng có tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ tăng trưởng chung của khu vực

Theo Phó Thống đốc, năm 2025, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế ít nhất là 8% và phấn đấu đạt mức cao hơn trong điều kiện thuận lợi. Đồng thời, Chính phủ đã giao mục tiêu tăng trưởng kinh tế cho từng địa phương; trong đó có các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình tại khu vực 8 được giao tại chỉ tiêu tăng trưởng 8 -10%. Đây là các mức tăng trưởng cao trong bối cảnh kinh tế rất nhiều thách thức hiện nay.

Do đó, để bứt phá trong 2025, tạo điều kiện tăng trưởng theo đúng mục tiêu đã đề ra, đặc biệt là cho những năm tới, Ngân hàng Nhà nước đã đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 2025 là 16% và có điều chỉnh linh hoạt tùy theo tình hình, cao hơn so với những năm trước đây. 

Trong hơn 2 tháng đầu 2025, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành hơn 10 văn bản để chỉ đạo các tổ chức tín dụng, trong đó có một số nội dung trọng tâm như sau:

Thứ nhất là giảm lãi suất cho vay, chỉ đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp nhằm giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho khách hàng, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp để phát triển sản xuất kinh doanh. 

Thứ hai, đảm bảo tăng trưởng ứng dụng an toàn hiệu quả, hướng tới ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực tư duy và các động lực tăng trưởng, khống chế theo mục tiêu chỉ đạo của Chính phủ; đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng cho các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Thứ ba, ứng dụng công nghệ và chia sẻ lợi ích, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường rà soát đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy trình và thủ tục cấp chứng từ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Thứ tư là mở rộng các chương trình tín dụng, tăng hạn mức tín dụng tạo điều kiện cho các khách hàng, các ngành hàng trọng điểm, đảm bảo an ninh quốc gia khi lúa gạo trong giai đoạn thị trường biến động, tiếp tục đẩy mạnh triển khai các chương trình chính sách tín dụng đối với một số ngành lĩnh vực theo chỉ đạo của Chính phủ.

Riêng tại Khu vực 8, thời gian qua, ngành ngân hàng đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp tại khu vực và đã đạt được kết quả tích cực.

Riêng đối với Khu vực 8, Thống đốc cũng lưu ý trên một số vấn đề như sau: nguồn vốn huy động tại chỗ chỉ đáp ứng được khoảng 85% nhu cầu vốn trên địa bàn; thứ 2 là tăng trưởng tín dụng bình quân của khu vực năm 2024 đạt gần 11%, mặc dù cao hơn mức tăng trưởng bình quân của khu vực Bắc Trung Bộ nhưng vẫn thấp hơn mức tăng trưởng trung bình toàn quốc; thứ ba, tỷ lệ nợ xấu cao hơn so với mức bình quân chung của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ; thứ tư, đặc thù của các địa phương trong khu vực là thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp và hiệu quả đầu tư kinh doanh.

Trong bối cảnh còn nhiều thách thức, Phó Thống đốc cho biết ngành ngân hàng sẽ quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, tiếp tục đẩy mạnh kết nối cung cầu ứng dụng thông qua kết nối khách hàng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt khó khăn vướng mắc và có giải pháp xử lý phù hợp.

Phó Thống đốc cũng nhấn mạnh, toàn ngành ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các doanh nghiệp, người dân để triển khai có hiệu quả nhất công tác tín dụng 2025 theo đúng mục tiêu đã đề ra, góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội của Khu vực 8 nói riêng và toàn quốc nói chung, theo đúng chủ trương, định hướng đã đề ra.