Nông dân ở Lạng Sơn trồng cây ‘kim cương đen’: Đem về giá trị 500 tỷ đồng/năm, nhà nào trồng là ‘phất lên’ trông thấy

Đã từng mang về giá trị 500 tỷ đồng mỗi năm

Thạch đen là cây trồng bản địa, đã gắn bó với cuộc sống của người dân Tràng Định từ bao đời nay. Nhờ phù hợp với thổ nhưỡng và khí hậu địa phương, loài cây này đã trở thành cây trồng chủ lực, góp phần xóa đói, giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân.

Nhờ nhu cầu thị trường ngày càng tăng, diện tích trồng thạch đen đã được nhân rộng tại nhiều xã như Kim Đồng, Tân Tiến, Cao Minh, Đoàn Kết, Vĩnh Tiến, Khánh Long... Riêng năm 2021, huyện Tràng Định có 2.500 ha trồng thạch đen, sản lượng đạt 13.446 tấn, đem lại thu nhập đạt 500 tỷ đồng.

Nông dân ở Lạng Sơn trồng cây ‘kim cương đen’: Đem về giá trị 500 tỷ đồng/năm, nhà nào trồng là ‘phất lên’ trông thấy
Người dân Tràng Định trồng cây thạch đen. Ảnh: Tổng hợp

Nhờ các chính sách hỗ trợ, đến nay huyện Tràng Định đã xây dựng 118 mã số vùng trồng, 10 mã cơ sở đóng gói, đảm bảo yêu cầu truy xuất nguồn gốc. Đặc biệt, năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho thạch đen Tràng Định.

Năm 2020, Nghị định thư việc kiểm dịch thực vật với thạch đen xuất khẩu sang Trung Quốc được ký kế́t, mở ra những cơ hội mới cho người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.

>> Hãng taxi ở Hà Nội đưa vào khai thác xe điện Trung Quốc Wuling Bingo, giá mở cửa 20.000 đồng

Liên kết để phát triển bền vững

Dù đã từng là cây trồng mang lại thu nhập cao, nhưng do thiếu chiến lược phát triển lâu dài, đặc biệt là mối liên kết giữa người trồng và doanh nghiệp chế biến chưa chặt chẽ, nên khi đại dịch Covid-19 xảy ra, diện tích trồng thạch đen bị giảm mạnh. Năm 2023, huyện chỉ còn 1.360 ha, đến năm 2024 chỉ còn 822 ha.

Nông dân ở Lạng Sơn trồng cây ‘kim cương đen’: Đem về giá trị 500 tỷ đồng/năm, nhà nào trồng là ‘phất lên’ trông thấy
Xưởng chế biến thạch đen của ông Quý. Ảnh: Tổng hợp

Trước thực trạng này, UBND huyện Tràng Định đã đề ra nhiều giải pháp hỗ trợ: xúc tiến thương mại, xây dựng sản phẩm OCOP, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư chế biến, hướng dẫn người dân áp dụng kỹ thuật đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.

Sự liên kết giữa doanh nghiệp và người dân sẽ giúp đảm bảo tiêu thụ sản phẩm, duy trì vùng sản xuất chuyên canh, qua đó góp phần nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế địa phương.

"Dù có nhiều diễn biến bất lợi nhưng đến nay liên kết của chúng tôi với 500 hộ gia đình vẫn rất bền chặt, hiện nay giá thu mua đã cao hơn gấp 7 lần so với năm 2018", ông Hà Việt Quý - Giám đốc Công ty TNHH sản xuất và đầu tư xuất nhập khẩu Đức Quý cho hay.

Được biết, từ năm 2019 công ty của ông đã liên kết với bà con để trồng cây thạch đen, có hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

>> Mẫu xe máy ‘song sinh’ với Honda Dream ra mới với giá 23 triệu, trang bị thêm công nghệ hiện đại