Người đàn ông Quảng Ngãi biến phế phẩm thành ‘báu vật’ xuất ngoại, doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm

Quảng Ngãi được biết đến như một "xứ ngàn cau" với hơn 2.000 ha cau được trồng tập trung tại hai huyện Sơn Tây và Nghĩa Hành. Tuy nhiên, trong khi trái cau được thương lái thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc, mo cau lại bị xem như phế liệu, thường bị bỏ hoặc đốt làm chất đốt.

Cách đây 5 năm, anh Nguyễn Văn Tuyến (đã 41 tuổi) đã nhận ra rằng những chiếc mo cau này hoàn toàn có thể tái chế thành sản phẩm hữu ích. Sau khi tìm hiểu về các sản phẩm làm từ mo cau ở Ấn Độ, anh đã đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất tại huyện Nghĩa Hành.

“Càng tìm hiểu, tôi càng nhận thấy tiềm năng lớn từ việc sản xuất các vật dụng sinh hoạt từ mo cau. Ý tưởng này nếu thành công vừa tăng thu nhập cho người trồng cau, vừa bảo vệ môi trường”, anh Tuyến chia sẻ.

Người đàn ông Quảng Ngãi biến phế phẩm thành ‘báu vật’ xuất ngoại, doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm
Anh Tuyến khởi nghiệp từ mo cau. Ảnh: Vietnamnet

>>Bỏ 20 triệu tiền vốn, chàng trai Tây Ninh kiếm 5 tỷ/năm từ ‘cây quý tộc’

Nguồn nguyên liệu chủ yếu là mo cau được thu mua từ người dân với giá 1.000 đồng/chiếc. “Thời gian đầu, mình tự đến tận nhà mua mo cau, nhưng này thì đã có đại lý thu mua giúp”, anh Tuyến chia sẻ.

Sau khi thu gom, mo cau được chà rửa sạch sẽ, ngâm nước cho mềm, sau đó được ép nhiệt ở nhiệt độ 80-120°C trong 40 giây để tạo hình. Các sản phẩm như chén, đĩa, khay đựng đồ ăn được diệt khuẩn bằng tia UV trước khi đóng gói.

“Những sản phẩm này không thấm nước, có độ chắc và đủ điều kiện an toàn thực phẩm, rất phù hợp để đựng thức ăn, trái cây hay gia vị”, anh Tuyến cho biết.

Người đàn ông Quảng Ngãi biến phế phẩm thành ‘báu vật’ xuất ngoại, doanh thu hơn 2 tỷ đồng/năm
Bát, đĩa mo cau của anh Tuyến được xuất khẩu sang 5 quốc gia. Ảnh: Vietnamnet

>>Khởi nghiệp tại phòng trọ, chàng sinh viên Sài Gòn làm giàu từ loài chuột giá 1,8 triệu đồng/cặp

Năm 2020, anh Tuyến bắt đầu giới thiệu sản phẩm mo cau tại các hội chợ và nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm. Đặc biệt, một hãng hàng không đã ký kết mua chén, đĩa mo cau để phục vụ hành khách khoang thương gia.

Hiện nay, cơ sở sản xuất của anh Tuyến cung cấp trung bình 500.000 sản phẩm/tháng, xuất khẩu sang 5 quốc gia gồm Hà Lan, Mỹ, Hàn Quốc, Canada và Nhật Bản. Doanh thu đạt hơn 2 tỷ đồng/năm, tạo việc làm cho 10-12 lao động địa phương với thu nhập từ 200.000-240.000 đồng/ngày.

Dù đã thực hiện nhiều bước tiến đáng kể, anh Tuyến vẫn đối mặt với những khó khăn. “Thị trường trong nước còn khá kén các sản phẩm làm từ mo cau do chênh lệch giá với sản phẩm xốp, nhựa”, anh tâm sự.

Trong tương lai, anh dự kiến phát triển sản phẩm hộp cơm mo cau để tiếp cận sâu hơn vào thị trường nội địa, đồng thời nghiên cứu khai thác giá trị từ cây cau từ gốc đến ngọn.

>>Châu Âu 'săn lùng' nguồn năng lượng của tương lai, Mỹ là nhà cung cấp hàng đầu thế giới