Nghề được xem cao quý và tôn nghiêm bất ngờ bị thất thế tại quốc gia được mệnh danh ‘con rồng châu Á’

Sự chuyển mình tiêu cực này đang khiến ngày càng nhiều người trẻ quay lưng với con đường sư phạm – một hiện tượng đang phản ánh rõ rệt qua dữ liệu tuyển sinh đại học.

Ba năm trước, Choi – chàng trai 23 tuổi – đã chọn ngành sư phạm với tất cả kỳ vọng và niềm tin vào một nghề nghiệp cao quý. Nhưng thực tế đã khiến anh phải sớm thức tỉnh. “Giáo viên ngày nay không còn được phép dạy theo cách truyền thống. Họ bị thách thức, giám sát, thiếu tôn trọng, và thậm chí còn là đối tượng của những vụ kiện từ học sinh và phụ huynh”, Choi chia sẻ trong cay đắng.

Trước viễn cảnh nghề nghiệp bất ổn và áp lực nặng nề, anh quyết định bảo lưu kết quả học để chuyển hướng sang ngành Dược.

>> Tin vui: Đề xuất xếp lương giáo viên ngang hàng giáo sư, cập nhật bảng lương mới nhất năm 2025

Nghề được xem cao quý và tôn nghiêm bất ngờ bị thất thế tại quốc gia được mệnh danh ‘con rồng châu Á’
Nhiều trường sư phạm ở Hàn Quốc khó tuyển sinh viên theo học. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của quốc gia được mệnh danh "con rồng châu Á". Ảnh minh hoạ

Câu chuyện của Choi không phải là trường hợp cá biệt. Tại Hàn Quốc, ngày càng nhiều người trẻ nghi ngại và quay lưng với nghề giáo – một thực trạng đang tác động trực tiếp đến chất lượng đầu vào của các trường đại học sư phạm trên cả nước.

Theo dữ liệu mới nhất từ Học viện Jongro, điểm chuẩn đầu vào năm 2025 của các trường sư phạm đã giảm xuống mức thấp chưa từng thấy. Nhiều thí sinh có học lực trung bình – điểm GPA chỉ 6 hoặc 7 trên thang 9 – vẫn đỗ vào các chương trình đào tạo giáo viên.

Theo khảo sát, tại Đại học Sư phạm Quốc gia Chuncheon, điểm chuẩn GPA trong đợt xét tuyển chung đã tăng từ 4.73 lên tới 6.15. Hay Đại học Sư phạm Quốc gia Gwangju cũng ghi nhận điểm thi tuyển Suneung giảm sâu.

Ngay cả Đại học Sư phạm Quốc gia Seoul – vốn là ngôi trường danh giá bậc nhất trong ngành – cũng chứng kiến điểm đầu vào giảm từ 1.97 xuống còn 2.1.

“Việc điểm chuẩn giảm mạnh ngay cả trong nhóm học sinh khá giỏi là điều hiếm thấy. Nó cho thấy sự sụt giảm đáng kể về mức độ quan tâm đến ngành sư phạm”, ông Im Sung-ho, Giám đốc Học viện Jongro, nhận định.

Đáng nói, xu hướng này xảy ra trong bối cảnh các trường đã giảm chỉ tiêu tuyển sinh – điều lẽ ra phải giúp tăng mức cạnh tranh.

Các chuyên gia phân tích, nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng tuyển sinh ngành sư phạm bao gồm mức lương thấp, chính sách giáo dục thay đổi liên tục, khối lượng hành chính nặng nề và tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, trong đó giáo viên trở thành nạn nhân.

“Trước đây, nghề giáo là sự nghiệp đầy ảnh hưởng, nơi người thầy được xã hội trân trọng. Còn bây giờ, cảm giác như bạn bước vào chiến trường với hai tay bị trói”, Choi nói. Anh gọi đó là một nghịch lý nguy hiểm: xã hội kỳ vọng rất cao vào giáo dục, nhưng lại không còn giữ được những người có khả năng làm nên chất lượng giáo dục.

>> Nông dân Trà Vinh nhổ lúa trồng thứ rau đặc sản: Thu hoạch đến đâu thương lái gom sạch, thu nhập 8 con số/tháng