Ngành thép quý IV/2024: 'Ông lớn' tăng trưởng chậm lại, 3 doanh nghiệp báo lỗ

Trong quý cuối cùng của năm 2024, ngành thép nhìn chung vẫn tăng trưởng tích cực. Tuy nhiên, một số "ông lớn" trong ngành báo lợi nhuận "đi lùi", trong khi một số doanh nghiệp chưa thể thoát lỗ.

"Ông lớn" tăng trưởng chậm lại

"Anh cả" ngành thép

Trong kỳ, HPG mang về tổng doanh thu 34.491 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,3% so với cùng kỳ năm 2023. Lợi nhuận quý IV/2024 của HPG chậm lại chủ yếu do biên lợi nhuận gộp thu hẹp, đạt 12,6%.

Dù vậy, lũy kế cả năm 2024, doanh nghiệp giữ thị phần số 1 thép trong nước đạt 138.855 tỷ đồng doanh thu, tăng 17% so với năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 12.020 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Cũng ghi nhận đà hồi phục chậm lại trong quý IV/2024 là CTCP

Đáng nói, dù biên lợi nhuận cải thiện nhưng các chi phí tăng cao đã "bào mòn" lợi nhuận sau thuế 18% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 18 tỷ đồng. Đây là mức thấp nhất trong 7 quý gần đây của doanh nghiệp này.

Theo giải trình của NKG, doanh thu trong quý tăng trưởng nhờ đẩy mạnh các kênh bán hàng trong nước và xuất khẩu. Sản lượng sản xuất tăng giúp chi phí sản xuất bình quân giảm làm tăng biên lợi nhuận. Tuy nhiên chi phí bán hàng cũng tăng do tăng lượng bán hàng và chi phí vận chuyển; chi phí tài chính cũng tăng do chi phí lãi vay tăng và biến động tỷ giá.

Tổng thể cả năm 2024, Thép Nam Kim vẫn có bức tranh kinh doanh khởi sắc với doanh thu thuần đạt 20.609 tỷ đồng, tăng 11% so với năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 453 tỷ đồng, tăng vọt 286% so với năm 2023.

Với kết quả 558 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế năm 2024, Thép Nam Kim đã vượt 33% mục tiêu đề ra (420 tỷ đồng).

Loạt doanh nghiệp tăng trưởng mạnh mẽ

Một đại gia khác của ngành thép là

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I niên độ 2024 - 2025 (từ 1/10 - 31/12/2024), Tập đoàn Hoa Sen ghi nhận doanh thu thuần 10.222 tỷ đồng, tăng gần 13% so với cùng kỳ. Do giá vốn tăng chậm hơn nên lợi nhuận gộp tăng 27% so với cùng kỳ, ở mức 1.205 tỷ đồng.

Ngành thép quý IV/2024: 'Ông lớn' tăng trưởng chậm lại, 3 doanh nghiệp báo lỗ- Ảnh 1.

Nguồn: HSG

Trong kỳ, doanh thu tài chính giảm không đáng kể nhưng đáng nói chi phí tài chính "đội" thêm 51% lên gần 75 tỷ đồng, chủ yếu do lãi vay tăng mạnh. Cùng chiều, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lần lượt 15% và 37% lên mức 849 và 143 tỷ đồng.

Trước đó, trong quý 4 niên độ tài chính 2023 - 2024, Hoa Sen Group lỗ sau thuế 186 tỷ đồng. Nguyên nhân do biên lợi nhuận gộp suy giảm cộng với chi phí tăng mạnh.

Tuy nhiên nhờ kết quả tích cực của những quý trước, niên độ tài chính 2023 - 2024 của HSG vẫn khép lại với sự thành công. Doanh thu thuần của công ty trong cả niên độ đạt 39.272 tỷ đồng, tăng 24% so với niên độ trước, lợi nhuận sau thuế đạt 510 tỷ đồng, gấp 17 lần. HSG vượt kế hoạch doanh thu và lợi nhuận ở cả hai kịch bản đặt ra cho niên độ tài chính 2023 - 2024.

Cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ là

Tính chung cả năm 2024, VNSteel mang về tổng doanh thu 36.188 tỷ đồng, tăng 19% so với năm 2023; lợi nhuận sau thuế đạt 311 tỷ đồng, tăng mạnh so với khoản lỗ 288 tỷ đồng năm 2023. Lợi nhuận của TVN đảo chiều trong năm qua là nhờ doanh thu tăng và khoản lãi từ công ty liên doanh, liên kết 126 tỷ đồng trong khi năm 2023 lỗ 459 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn trong ngành thép nhìn chung cũng ghi nhận sự tăng trưởng tích cực.

CTCP

Bất chấp việc doanh thu giảm nhẹ đạt 7.322 tỷ đồng nhưng biên lợi nhuận cải thiện, tiết giảm các chi phí và lãi từ công ty liên doanh, liên kết nên lợi nhuận sau thuế cả năm của VGS tăng 90% so với năm 2023, đạt 110 tỷ đồng.

Hay CTCP

Tính chung cả năm 2024, TNS đạt doanh thu thuần 2.556 tỷ đồng, tăng 130% so với năm 2023; lợi nhuận sau thuế gần 48 tỷ đồng, gấp 12 lần cùng kỳ.

3 doanh nghiệp thua lỗ

"Ông lớn" ngành thép một thời CTCP

Tính chung cả năm, do các chi phí vẫn ở mức cao nên Gang thép Thái Nguyên vẫn có năm thứ ba lỗ liên tiếp với mức gần 5 tỷ đồng. Dù vậy con số này đã cải thiện hơn so với mức 176 tỷ đồng năm 2023 và lỗ 9 tỷ đồng năm 2022.

Cùng cảnh ngộ là CTCP

Với kết quả này, SMC lỗ ròng gần 287 tỷ đồng trong năm 2024, đánh dấu 3 năm lỗ liên tiếp, so với năm 2023 lỗ 925 tỷ đồng và năm 2022 lỗ 652 tỷ đồng.

Mức lỗ của năm 2024 giảm hơn 2 năm trước là nhờ công ty tiết giảm chi phí quản lý và tăng doanh thu tài chính từ hoạt động bán chứng khoán, cổ tức được chia; thanh lý, bán tài sản cố định.

Doanh nghiệp lỗ đậm nhất ngành thép năm qua có lẽ là

Theo giải trình từ TLH, kết quả kinh doanh sụt giảm mạnh đến từ nhiều nguyên nhân: sản lượng tiêu thụ thép giảm, giá vốn bình quân cao hơn cùng kỳ, phải trích lập thêm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trong khi chi phí tài chính tăng 42% do nhu cầu vốn vay tăng cao.

Lũy kế cả năm 2024, dù doanh thu thuần của Thép Tiến Lên tăng nhẹ 2,4% lên 6.305 tỷ đồng, lỗ ròng 598 tỷ đồng. Đây cũng là khoản lỗ nặng nhất trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp này.