Mặt hàng giá rẻ từ Lào, Nga, Trung đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: Từ ngày 1/7 sẽ phải đóng thuế GTGT 5%

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 1,3 triệu tấn phân bón trong quý I/2025, trị giá hơn 430 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, lượng phân bón nhập khẩu tăng 20,5% và giá trị tăng 22,3%, cho thấy mức độ phụ thuộc ngày càng lớn vào nguồn cung từ nước ngoài.

Trung Quốc tiếp tục là thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam, với hơn 581.000 tấn trong 3 tháng, chiếm gần 45% tổng lượng nhập khẩu. Đáng chú ý, giá phân bón Trung Quốc cũng tăng mạnh, bình quân 249 USD/tấn – tăng gần 12% so với cùng kỳ 2024.

Mặt hàng giá rẻ từ Lào, Nga, Trung đang ồ ạt tràn vào Việt Nam: Từ ngày 1/7 sẽ phải đóng thuế 5%
Trung Quốc, Lào, Nga đang là những thị trường cung cấp phân bón lớn nhất cho Việt Nam. Ảnh minh họa

>> Đạm Hà Bắc (DHB) đã lỗ luỹ kế 2.100 tỷ đồng, còn nợ VietinBank (CTG) đến 1.600 tỷ

Nga và Lào lần lượt đứng ở vị trí thứ hai và ba. Nga cung cấp hơn 142.000 tấn, trị giá 82 triệu USD, với mức giá cao nhất trong số các thị trường lớn – trung bình 581 USD/tấn. Lào, trong khi đó, xuất sang Việt Nam hơn 101.000 tấn với giá bình quân 260 USD/tấn.

Việt Nam hiện tiêu thụ khoảng 10,5–11 triệu tấn phân bón mỗi năm, trong đó phân bón sản xuất trong nước chiếm khoảng 70%, phần còn lại là nhập khẩu. Các loại phân phổ biến như urea, DAP, SA, Kali, lân và NPK đều có cả nguồn cung trong nước và từ nước ngoài.

Tuy nhiên, giá rẻ và nguồn cung dồi dào từ các thị trường láng giềng đang tạo sức ép lớn lên các nhà sản xuất nội địa. Trước thực trạng này, Luật Thuế GTGT sửa đổi – được Quốc hội thông qua cuối năm 2024 – đã đưa ra một bước đi quyết liệt: áp dụng thuế GTGT 5% cho tất cả các loại phân bón, có hiệu lực từ 1/7/2025.

Theo lý giải của các chuyên gia, việc đánh thuế GTGT sẽ thiết lập mặt bằng giá cạnh tranh công bằng giữa hàng nội và hàng nhập. Khi phân bón trong nước có dư địa giảm giá, điều này sẽ tạo áp lực lên nhà nhập khẩu phải điều chỉnh theo để giữ thị phần, từ đó giúp người nông dân hưởng lợi từ giá cả hợp lý hơn.

>> BFC bỏ túi gần 1,4 tỷ mỗi ngày, hoàn thành 45% kế hoạch năm chỉ sau 3 tháng