Rau khúc, tên khoa học Gnaphalium affine, thuộc họ Cúc (Asteraceae), là loài cây mọc hàng năm. Thân cao 20–30cm, phủ lông trắng mịn từ gốc tới ngọn, tạo cảm giác mềm như nhung. Lá mọc so le, hình bầu dục thon dài, cụm hoa nhỏ màu vàng mọc trên đỉnh.
Loài cây này còn được gọi với nhiều tên như khúc nếp, khúc tẻ, rau khúc vàng, phật nhĩ thảo..., thường mọc vào mùa đông – xuân, sau vụ gặt, len lỏi giữa ruộng khoai, bãi ngô hoặc ven vườn nhà.
![]() |
Rau khúc được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe |
>> 'Hoàng hậu trái cây' vào mùa: Giá tới 50.000 đồng/kg, béo ngậy, bổ dưỡng, được săn đón khắp nơi
Từ món ăn dân dã đến "đặc sản mùa vụ"
Những ai từng lớn lên ở miền quê Bắc Bộ hẳn không thể quên hình ảnh mẹ hay bà ngồi giã rau khúc, nhào bột nếp làm bánh. Lớp vỏ bánh mềm dẻo quyện hương lá khúc, nhân đậu xanh thơm bùi, thịt mỡ tiêu đậm đà… tạo nên chiếc bánh khúc nóng hổi, “vừa thổi vừa ăn” trong tiết trời mưa xuân lất phất.
Trước đây, rau khúc chỉ được dùng làm thức ăn cho gà và gia súc. Nhưng vài năm gần đây, rau khúc đã "lên đời" thành đặc sản mùa vụ, được bán với giá không hề rẻ và nhanh chóng cháy hàng mỗi khi vào mùa.
![]() |
![]() |
Rau khúc là nguyên liệu cho món bánh khúc được nhiều chị em săn đón |
Giá rau khúc tăng mạnh, rau khúc nếp thành "hàng hiếm"
Mùa rau khúc kéo dài khoảng 2–3 tháng đầu năm, nên nhiều người tranh thủ mua số lượng lớn để cấp đông hoặc chọn mua dạng xay khô, sấy thành bột để dùng dần.
Giá rau khúc tươi hiện dao động từ 60.000 – 80.000 đồng/kg. Riêng rau khúc nếp – loại "thượng hạng" với lá to, thân mập, nhiều lông – có giá cao hơn hẳn vì hiếm gặp nhưng lại cho hương vị bánh ngon hơn.
Trên các sàn thương mại điện tử, 100gr rau khúc cấp đông được bán với giá từ 40.000 – 50.000 đồng. Ngoài ra, nhiều cơ sở còn bán bột bánh trộn sẵn với rau khúc nghiền, tiện lợi cho người bận rộn.
Chị Ngọc Hà (Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: “Thấy chị em trong văn phòng tự làm xôi khúc mang theo ăn sáng nên mình cũng thử mua nguyên liệu về làm. Linh hồn của món bánh này là rau khúc – thiếu nó thì không ra được bánh khúc đúng vị. Rau khúc nếp làm bánh ngon hơn nhưng hiếm và khó mua, mình thấy trên chợ mạng chủ yếu là rau khúc tẻ.”
Không chỉ được dùng như nguyên liệu trong chế biến thực phẩm, rau khúc còn là một loài thảo dược quý có nhiều tác dụng trong Đông y.
Theo Đông y, rau khúc có vị ngọt, tính bình, hơi đắng nhưng không độc. Loại rau này có tác dụng trừ phong hàn, hay được dùng để chữa cảm sốt, ho, viêm họng, viêm khí quản mạn tính, hen suyễn có đờm, phong thấp tê đau, huyết áp cao,...
>> Loại lá gia vị rẻ bèo, mọc khắp Việt Nam được ví như 'nhân sâm của người nghèo': Ăn hàng ngày nhưng ít ai biết công dụng