KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại

Kinh tế toàn cầu tiếp tục bất ổn kể từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, và căng thẳng thương mại có thể leo thang hơn nữa khi Mỹ dự kiến công bố thuế quan đối ứng vào ngày 2/4. Việt Nam có thể sẽ được nêu tên, song tác động đến nền kinh tế được dự kiến không quá nghiêm trọng và có thể được kiểm soát.

Quốc gia nào trong tầm ngắm?

Vào ngày 2/4, Hoa Kỳ sẽ công bố chính sách thuế quan đối ứng nhằm giảm thâm hụt thương mại bằng cách áp thuế lên các quốc gia có hành vi bị coi là không công bằng với Mỹ. Theo công văn được công bố ngày 13/2, các mức thuế này sẽ dựa trên năm tiêu chí chính: (1) thuế quan mà các nước đang áp dụng lên hàng hóa Mỹ; (2) các loại thuế ngoài lãnh gây bất công cho doanh nghiệp, người dân Mỹ (bao gồm thuế GTGT); (3) các rào cản/biện pháp phi thuế quan; (4) thao túng tỷ giá hối đoái; và (5) các hành vi khác bị Hoa Kỳ nhận định là vi phạm.

Dù Mỹ chưa nêu tên quốc gia cụ thể, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent đã đề cập đến nhóm "Dirty 15" trong một cuộc phỏng vấn ngày 18/3 trên Fox Business – thuật ngữ dùng để chỉ nhóm khoảng 15% đối tác thương mại lớn của Mỹ đang áp đặt rào cản thương mại đối với hàng hóa Mỹ. Theo đó, Chứng khoán KIS cho rằng các đối tượng chính của chính sách thuế quan đối ứng nhiều khả năng là các quốc gia duy trì thặng dư thương mại lớn và kéo dài với Mỹ, áp thuế hoặc rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa Mỹ hoặc có dấu hiệu thao túng tỷ giá.

Cân nhắc các tiêu chí trên, những quốc gia duy trì thặng dư thương mại lớn và kéo dài với Mỹ — bao gồm Trung Quốc, Mexico, Việt Nam và Liên minh châu Âu — có thể trở thành mục tiêu tiềm năng trong các động thái thương mại sắp tới của Mỹ. Các nước áp thuế cao đối với hàng hóa xuất khẩu của Mỹ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ và Thái Lan cũng có thể đối mặt với các biện pháp trả đũa.

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 1.

Bảng 1: Thâm hụt thương mại của Mỹ theo quốc gia (Đơn vị: tỷ USD). (Nguồn: USITC, KIS)

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 2.

Hình 1. Mức thuế suất được áp dụng giữa các quốc gia và Mỹ (Nguồn: USITC, WITS, Tax Foundation, US Census, Statista, KIS)

Chú thích: (1) Dữ liệu năm 2022; (2) Thuế GST được ước tính dựa trên mức thuế bán hàng trung bình, có trọng số theo dân số, tại 50 bang và D.C.)

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 3.

Hình 2. Sự quan tâm đối với cụm từ 'Dirty 15' (Nguồn: Google Trends, KIS)

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 4.

Hình 3. Diễn biến tỷ giá các đồng tiền sau sự kiện ‘Dirty 15’ (Nguồn: Bloomberg, KIS)

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 5.

Hình 4. Tỷ lệ hàng nhập khẩu chịu các biện pháp phi thuế quan của các nước (Nguồn: Google Trends, KIS)

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 6.

Hình 5. Tỷ lệ dòng sản phẩm chịu các biện pháp phi thuế quan

Thách thức đối với Việt Nam

Như đã đề cập trước đó, Việt Nam nằm trong số các quốc gia có khả năng trở thành mục tiêu chính của chính sách thuế quan có đi có lại của Mỹ vào đầu tháng 4. Điều này bao gồm việc Việt Nam có thặng dư thương mại đáng kể với Hoa Kỳ và từng hai lần bị điều tra về cáo buộc thao túng tiền tệ trong nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 7.

Hình 6. Cán cân thương mại của Việt Nam đối với Mỹ (Nguồn: Tổng cục hải quan Việt Nam, Tradingeconomics, KIS)

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 8.

Hình 7. Diễn biến tỷ giá USDVND (Nguồn: Bloomberg, KIS)

Tuy nhiên, KIS nhận định rằng tác động của các chính sách thuế quan đối ứng lên nền kinh tế Việt Nam được cho là sẽ ở mức hạn chế. Hiện tại, Việt Nam đang phải chịu mức thuế quan từ Hoa Kỳ cao hơn so với các nước khác trong khu vực, cho thấy rằng bất kỳ mức thuế quan đối ứng nào sắp tới (nếu có) cũng sẽ chỉ ở mức vừa phải. Đồng thời, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đang chịu mức thuế cao từ Mỹ chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng kim ngạch nhập khẩu, do đó, tác động trả đũa lên các ngành cụ thể cũng được dự báo là không đáng kể. Ngoài ra, Việt Nam luôn nỗ lực duy trì mối quan hệ thương mại toàn diện với Hoa Kỳ.

Không những thế, Bessent cũng lưu ý rằng một số quốc gia có thể tránh được các mức thuế quan mới nếu tham gia đàm phán hoặc đồng ý giảm rào cản thương mại sau khi nhận được danh sách thuế quan đối ứng được đề xuất. Do đó, Bộ Tài chính đã đề xuất giảm thuế suất nhập khẩu theo biểu thuế tối huệ quốc (MFN) áp dụng cho các thành viên WTO, động thái này được hiểu là một nỗ lực nhằm duy trì quan hệ song phương và giảm thiểu các tác động tiêu cực tiềm tàng trong thời gian tới.

KIS Research: Thuế đối ứng – Mồi lửa cho căng thẳng thương mại- Ảnh 9.

Bảng 2. Thuế suất bình quân hiệu dụng theo sản phẩm (Nguồn: WITS, KIS. Chú thích: Dữ liệu năm 2022)