Theo JP Morgan, GDP bình quân đầu người Việt Nam đã tăng trưởng trung bình 7,1%/năm trong giai đoạn 2017-2022, đạt hơn 4.000 USD/người và có thể đạt 7.500 USD vào năm 2030. Tỷ lệ đô thị hóa tiếp tục gia tăng, kèm theo xu hướng nâng cấp nhu cầu sống và tiêu dùng của tầng lớp trung lưu.
Với cơ cấu dân số trẻ, Việt Nam đang ở giai đoạn "dân số vàng" - bệ phát triển tiêu dùng nhanh tương đồng với Trung Quốc và Thái Lan trước năm 2010. Tỉ lệ xâm nhập bán lẻ hiện đại tại Việt Nam hiện mới đạt 12%, thấp hơn mức 20-45% của các quốc gia ASEAN. Điều này đặt nền móng cho sự bùng nổ bán lẻ hiện đại cũng như cổ phiếu ngành tiêu dùng - bán lẻ trong nhiều năm tới.
Đại diện tiêu biểu của tiêu dùng Việt Nam
Tập đoàn Masan được JP Morgan đánh giá là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu để đại diện cho câu chuyện tiêu dùng Việt Nam. Đơn cử, Masan Consumer – mảng hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Masan – đang sở hữu 5 thương hiệu chủ lực với doanh thu mỗi thương hiệu trên 100 triệu USD/năm, bao gồm CHIN-SU, Nam Ngư, Omachi, Kokomi và Wake-Up 247. Các thương hiệu này chiếm 80% doanh thu nội địa của MCH trong 7 năm qua, với độ phủ vượt trội khi hơn 98% hộ gia đình Việt Nam sử dụng ít nhất một sản phẩm. Masan Consumer hiện vận hành mạng lưới phân phối thực phẩm – đồ uống lớn bậc nhất Việt Nam với 313.000 điểm bán truyền thống và 8.500 điểm bán lẻ hiện đại.

WinCommerce (công ty thành viên của Masan), doanh nghiệp sở hữu điểm bán lẻ hàng đầu Việt Nam với hệ thống hơn 4.000 cửa hàng/siêu thị. Doanh nghiệp này sau thời gian tái cấu trúc mới đây công bố đã thành công xây dựng mô hình cửa hàng riêng biệt, phù hợp với nhu cầu tại từng khu vực. Cụ thể, WinMart+ Nông thôn tập trung vào giá cả hợp lý để phục vụ người tiêu dùng quan tâm nhiều về mức giá ở khu vực nông thôn; trong khi mô hình cửa hàng WiN đô thị hướng đến sự tiện lợi cho cư dân thành thị bận rộn. Cả hai mô hình đều cam kết cung cấp trải nghiệm khách hàng vượt trội và sản phẩm tươi sống chất lượng cao trên toàn hệ thống.
Kể từ khi ra mắt, MEATDeli, thương hiệu thuộc Masan MEATLife, đã tạo nên dấu ấn mạnh mẽ trong ngành thực phẩm Việt Nam. Với sứ mệnh cung cấp các sản phẩm thịt tươi ngon mềm mọng với công nghệ ủ mát chuẩn Âu Air – Chilled, thương hiệu MEATDeli là lựa chọn hàng đầu của hàng triệu gia đình Việt Nam. Tại ĐHĐCĐ 2025, đại diện Masan khẳng định chiến lược dài hạn cho Masan MEATLife là chuyển dịch thành công ty chế biến thịt có thương hiệu và mở rộng hợp tác với WinCommerce. Đơn vị này có kế hoạch sẽ cùng WinCommerce đẩy mạnh phân phối qua hệ thống WiN+ để khai thác cơ hội thị trường trị giá 2 tỷ USD.

Với danh mục sản phẩm đa dạng trải dài từ gia vị, thực phẩm tiện lợi đến nước tăng lực, thịt chế biến cùng mạng lưới phân phối sâu rộng khắp Việt Nam, Tập đoàn Masan đang tạo lập một hệ sinh thái "Point of Life" hiện diện trong mọi chi tiêu hàng ngày của người tiêu dùng Việt.
Bên cạnh đó, trong suốt nhiều năm qua, Masan cũng đang từng bước dồn lực cho mảng tiêu dùng - bán lẻ và điều này thể hiện qua cơ cấu doanh thu từ năm 2015 đến nay. Cụ thể, cấu trúc danh mục doanh thu của Masan đang chuyển đổi rõ rệt với gần 93% doanh thu quý I/2025 đến từ mảng tiêu dùng - bán lẻ, tăng mạnh so với 45% vào năm 2015. Đơn vị này cũng đang nỗ lực đơn giản hóa cấu trúc tập đoàn, giảm sở hữu tại các mảng không cốt lõi và IPO Masan Consumer.
Định giá hấp dẫn cùng tiềm năng tăng trưởng
Trong báo cáo cập nhật mới nhất, chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra nhận định lạc quan về triển vọng kinh doanh của Tập đoàn Masan trong năm 2025. Mảng tiêu dùng - bán lẻ sẽ là trụ cột tăng trưởng cùng với các sáng kiến chiến lược và khả năng Việt Nam được nâng hạng thị trường đều là những yếu tố giúp cổ phiếu MSN có dư địa tăng giá đáng kể trong giai đoạn 2025 - 2026.

Bên cạnh kết quả kinh doanh quý I ấn tượng mới công bố, doanh nghiệp này còn sở hữu nhiều yếu tố hấp dẫn dòng vốn ngoại như: FOL (tỷ lệ sở hữu nước ngoài) của MSN còn dư địa lớn, tạo không gian cho dòng vốn mới cùng định giá thấp hơn trung bình lịch sử; Thanh khoản cao, với vốn hóa thị trường lớn và giao dịch sôi động. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ ròng/EBITDA của MSN duy trì ở mức lành mạnh 2,9x, phản ánh bảng cân đối kế toán vững vàng. Tính đến cuối quý I/2025, dòng tiền tự do (FCF) của doanh nghiệp này tăng 81% so với cùng kỳ, đạt 743 tỷ đồng – cho thấy khả năng tạo dòng tiền thực tốt trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp cắt giảm đầu tư.
Trong bối cảnh vĩ mô còn nhiều biến động, các nhà đầu tư trong và ngoài nước đang tìm kiếm các công ty có khả năng dẫn dắt trong "thời điểm vàng" của câu chuyện tiêu dùng tại Việt Nam để đầu tư dài hạn. Trong đó, MSN được kỳ vọng sẽ là điểm sáng với hệ sinh thái tiêu dùng - bán lẻ hàng đầu, được đầu tư bài bản cùng chiến lược rõ ràng, hướng đến phục vụ hơn 100 triệu người Việt Nam.
