Corolla từ siêu phẩm thành rắc rối, Toyota bị kiện tập thể

Vụ kiện tập thể do hãng luật William Roberts khởi xướng, chỉ đích danh các mẫu Corolla được sản xuất từ 12/7/2010 đến 30/9/2014, sử dụng loại sơn trắng với mã sơn 040. Mức độ phổ biến của màu sơn này thể hiện ở chỗ nó xuất hiện dưới nhiều tên gọi thương mại như Glacier Pure Super White, Glacier White, Super White hoặc Super White II.

Theo đơn kiện, các chiếc Corolla sơn trắng mã 040 dễ bị bong tróc lớp sơn khi tiếp xúc kéo dài với ánh nắng mặt trời, nhất là ở những vùng có cường độ tia UV cao. Trong nhiều trường hợp, hiện tượng bong tróc lan rộng buộc chủ xe phải tân trang lại toàn bộ lớp sơn, gây ảnh hưởng rõ rệt đến giá trị bán lại, thẩm mỹ, cũng như quyền lợi sử dụng xe một cách bình thường.

Về khía cạnh pháp lý, các nguyên đơn cho rằng Toyota đã vi phạm quy định của Luật Người tiêu dùng tại Australia bằng cách không thông báo hoặc cảnh báo đầy đủ về nguy cơ lỗi sơn trong suốt những năm xe bị sản xuất. Bên cạnh yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất, đơn kiện còn nêu lên thiệt hại tinh thần hợp lý, nhằm đòi bù đắp cho những bất tiện và lo lắng mà người dùng phải chịu.

Corolla từ siêu phẩm thành rắc rối, Toyota bị kiện tập thể
Xe Toyota Corolla trắng bong tróc từng mảng dưới tiết trời nắng nóng của Australia. Ảnh minh họa

>> Chuyên gia tiết lộ vận tốc lý tưởng khi chạy xe trên cao tốc giúp tiết kiệm xăng

Thực tế, Toyota đã từng thừa nhận vấn đề này từ giữa năm 2022, khi trao đổi với truyền thông. Hãng lý giải rằng tia UV cùng nhiệt độ cao có thể làm suy yếu lớp liên kết giữa sơn lót và vỏ kim loại, dẫn tới việc bong tróc mặt sơn. Tuy nhiên, Toyota Australia hiện nay “bác bỏ các khiếu nại trong vụ kiện tập thể” và tuyên bố sẽ “bảo vệ lập trường một cách mạnh mẽ” trước các cáo buộc từ phía nguyên đơn.

Dù chưa có con số chính xác về số lượng người đang tham gia kiện chính thức, một nhóm Facebook chuyên về hiện tượng bong sơn ở các mẫu Toyota tại Australia đã thu hút hơn 7.000 thành viên. Điều này cho thấy quy mô và mức độ quan tâm rất đáng kể từ cộng đồng người dùng.

Đáng chú ý, vụ kiện được tiến hành theo hình thức “thắng mới thu phí” (no win, no fee), nghĩa là các bên không phải nộp trước chi phí pháp lý. Đây là một cơ chế phổ biến tại nhiều quốc gia phương Tây nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hỗ trợ các nhóm yếu thế trong việc tiếp cận công lý.

>> Toyota hoãn sản xuất xe điện, tăng công suất cho SUV chạy xăng