'Chúa nợ' bỏ phố về quê, biến lá cây dại thành 'vàng' bán giá tới 27 triệu/kg

Tại thôn Long Tan Bei, thành phố En Shi (Trung Quốc), ở độ cao trung bình 1.200m, một trang trại trà rộng hàng nghìn mẫu nằm giữa rừng cây nguyên sinh là nơi sản sinh ra loại trà cổ thụ có giá lên tới 7.600 NDT (khoảng 27 triệu đồng)/kg.

Bước ngoặt đến với Qi Lin vào năm 2014, khi anh tình cờ đi dạo dưới gốc cây trà cổ trong vườn nhà và nhớ lại lời kể của bà nội rằng cây trà này đã tồn tại hàng trăm năm. Kết quả giám định của cơ quan lâm nghiệp địa phương xác nhận: cây trà lâu đời nhất ở đây đã hơn 400 năm tuổi.

'Chúa nợ' bỏ phố về quê, biến lá cây dại thành 'vàng' bán giá tới 27 triệu/kg
Qi Lin – người biến ký ức về lời kể của bà thành một thương hiệu trà tiền tỷ.

>>Nông dân Phú Thọ không cam chịu nghèo khổ, bỏ lúa sang trồng cây quả treo lủng lẳng trên cành: Đã xuất khẩu sang Mỹ, Anh

Từ phát hiện đó, Qi Lin bắt đầu hành trình khởi nghiệp với trà cổ thụ. Tháng 4/2014, anh mở tiệm trà đầu tiên tại khu du lịch En Shi Nv Er Cheng để mời du khách thưởng thức. Dù sản lượng ban đầu chỉ đạt 40kg, hương thơm đặc trưng và vị trà êm dịu đã nhanh chóng chinh phục thị trường.

Nhằm quảng bá thương hiệu, anh triển khai chiến lược “uống 1/3, tặng 1/3, bán 1/3” vừa chia sẻ miễn phí, vừa kinh doanh, vừa duy trì giá trị văn hóa giúp loại trà quý dần khẳng định tên tuổi trên thị trường.

'Chúa nợ' bỏ phố về quê, biến lá cây dại thành 'vàng' bán giá tới 27 triệu/kg
Sản phẩm trà cổ thụ có giá lên tới 7.600 NDT/kg, loại trà quý hiếm được đánh giá cao nhờ hương thơm đặc biệt và quy trình canh tác tự nhiên.

Năm 2016, Qi Lin gặp Zhang Wen Qi – nhà sáng lập thương hiệu trà En Shi Run Bang. Sau khi nếm thử trà cổ thụ, Wen Qi lập tức đề nghị hợp tác. Công ty sau đó ký hợp đồng quản lý 1.000 mẫu vườn trà cổ tự nhiên tại làng, nơi có nhiều cây trà trên 100 năm tuổi. Dù chịu trách nhiệm vận hành, công ty không sở hữu đất, và toàn bộ lá trà thu hái vẫn thuộc về người dân địa phương.

Theo Qi Lin, doanh nghiệp đã xây dựng một xưởng chế biến trà truyền thống rộng hơn 800 m² cùng không gian trưng bày văn hóa trà kiểu trang viên, diện tích tương đương. Mỗi năm, công ty sản xuất 500 kg trà Enshi Yu Lu – đặc sản Hồ Bắc, cùng 500 kg trà đen và 500 kg trà trắng, mang về doanh thu hơn 4 triệu NDT (khoảng 14,2 tỷ đồng).

Để giữ nguyên chất lượng trà tự nhiên, vườn trà của Qi Lin không sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hay cắt tỉa cành. Cỏ chỉ được nhổ bằng tay vào mùa đông và để phân hủy thành mùn nuôi đất. Dù có mức giá cao ngất ngưởng 7.600 NDT/kg (27 triệu đồng), Qi Lin không lo ngại về doanh số, bởi ông tin rằng nhu cầu trà sạch, hiếm sẽ tăng cùng mức sống người tiêu dùng.

'Chúa nợ' bỏ phố về quê, biến lá cây dại thành 'vàng' bán giá tới 27 triệu/kg
Lá trà cổ thụ được phơi thủ công để giữ trọn hương vị tự nhiên, toàn bộ quá trình sản xuất đều hạn chế tối đa can thiệp hóa học để bảo vệ chất lượng.

Không chỉ bảo tồn cây trà cổ, mô hình này còn mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Chị Yang Qin Xian, một lao động địa phương, cho biết hai vợ chồng cô có thể hái khoảng 6 kg trà tươi/ngày, thu nhập mùa vụ lên tới hơn 12.000 NDT (khoảng 42,6 triệu đồng).

>>Cua 'siêu gạch' Na Uy hàng khủng giá rẻ bất ngờ trên chợ online, dân tranh nhau đặt mua